Tìm kiếm: Chỉ-thị-16-của-Thủ-tướng
DNVN - Sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID - 19 trong cộng đồng tại chợ đầu mối Vinh, TP. Vinh chính thức giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 17/8 để chống dịch.
Sau 3 tuần Hà Nội giãn cách toàn thành phố, mặc dù đã có thêm nhiều điểm bán hàng bình ổn nhưng giá thực phẩm tại một số chợ dân sinh vẫn tăng do vận chuyển rất khó khăn. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh: Cần phải làm tốt hơn nữa chương trình hàng bình ổn giá ở thị trường Hà Nội.
Sau 3 tuần tăng cường thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TP Hồ Chí Minh đã đạt kết quả bước đầu trong kiềm chế dịch bệnh, kéo giảm tốc độ lây nhiễm. Thành phố cũng làm hết sức mình để duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống của người dân, vận động nhiều nguồn lực xã hội, ưu tiên thực hiện tốt an sinh xã hội.
"Phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Nếu để kéo dài thì chống dịch không dứt điểm và kinh tế - xã hội cũng không thể phát triển được, không có nguồn lực để chống dịch. Chúng ta quyết tâm không để xảy ra khủng hoảng kinh tế, không để xảy ra khủng hoảng y tế", Thủ tướng nhấn mạnh.
TP Hồ Chí Minh sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm COVID-19.
Mặc dù 7 tháng đầu năm, ngành dệt may đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Việc người dân cần làm hiện nay là thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch để có thêm những vùng xanh (vùng an toàn dịch bệnh) và giảm dần những vùng màu đỏ, màu vàng trên bản đồ COVID-19 cả nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo, Khi thực hiện giãn cách xã hội nhất thiết phải thực hiện nghiêm, thực chất, tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, "chặt ngoài, lỏng trong".
DNVN - Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phòng, chống dịch bệnh đã khiến một số doanh nghiệp phải tạm thời cắt giảm quy mô sản xuất, dẫn đến ùn ứ container nhập khẩu, thời gian lưu kho, lưu bãi tăng lên và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch trước 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.
Doanh nghiệp vận tải kiến nghị Chính phủ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn và đề nghị sớm hỗ trợ bằng các gói vay lãi suất ưu đãi, sẵn sàng cho việc bật tăng trưởng trở lại sau đại dịch.
Kéo thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ đến hết tháng 6/2022, mở rộng mức hỗ trợ thuế VAT đến 50%. Đồng thời bổ sung các giải pháp hỗ trợ các chi phí về phòng chống dịch cho các doanh nghiệp tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
DNVN - Vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính nhằm góp ý dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
DNVN – Ngày 6/8, UBND Thị xã (TX) Phú Mỹ đã chấn chỉnh 2 trường hợp phản ánh đến tổng đài của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xin hỗ trợ lương thực…Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế thì đây là hoàn cảnh không đến mức khó khăn.
DNVN – Trong tháng 8/2021, người lao động đang ở trọ trên địa bàn tỉnh Bình Dương được hỗ trợ tiền thuê trọ một lần với số tiền 300.000 đồng/người, để chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch bệnh COVID-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo