Tìm kiếm: Chi-cục-Kiểm-lâm

Thời gian gần đây, tại nhiều địa bàn trên cả nước, các thương lái lùng sục, ồ ạt thu mua cau non, cam non, hạt ươi… để bán sang Trung Quốc. Việc thu mua các sản phẩm nông sản non như vậy để làm gì vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng đã gây nhiễu loạn thị trường, thậm chí phá vỡ quy hoạch trồng trọt.
Sự thiếu thống nhất trong phân cấp quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học đã dẫn đến việc mỗi nơi có cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượng rừng và ĐDSH.
Giữa tháng 3, trời nắng như đổ lửa ở Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ (Cà Mau). Nước dưới sông quánh lại một màu phèn đỏ ngầu. Có trên 22.500ha rừng khô kiệt nước đang trong tình trạng “báo động đỏ” - chiếm 50% tổng diện tích rừng tại Cà Mau. Ông Nguyễn Văn Thuấn (ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) chép miệng: “Nắng cái điệu này, hổng biết rừng có chịu nổi mùa hạn này hôn nữa”.
Khi phong trào thuần dưỡng những chú chim ưng, đại bàng, bồ cắt, ó, diều hâu… nở rộ ở thành thị thì ở làng quê cũng ăn theo cái nghề tận diệt chim “độc”.
Mấy năm nay, tại khu vực xung quanh hồ Trị An (huyện Định Quán và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đang rộ lên phong trào nuôi cá sấu đến mức “nuôi cá sấu dễ như nuôi heo”. Con cá sấu đang là con cá “vàng” (230.000 - 240.000 đồng/kg) giúp người nông dân thoát nghèo, nhưng việc quản lý loài động vật hoang dã nguy hiểm này còn sơ sài. Mới đây, hai vụ cá sấu sổng chuồng và lọt xuống hồ Trị An khiến người dân bất an, lo lắng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo