Tìm kiếm: Chuyên-gia-kinh-tế-cao-cấp

DNVN - Với việc các hoạt động kinh tế trở lại bình thường sau làn sóng dịch COVID-19 thứ hai kể từ đầu năm 2021, Ấn Độ đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP tích cực quý thứ tư liên tiếp sau hai quý suy giảm vào năm 2020. Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng 8,4% trong quý 2/2021.
Gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhất là các ngành sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều doanh nghiệp (DN) đứng trước nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa do dịch bệnh kéo dài.
Các chính sách hỗ trợ ban hành để đáp ứng với “trạng thái khẩn cấp” khi dịch COVID-19 mới bùng phát đã bộc lộ những bất cập và cần phải điều chỉnh để phù hợp với “trạng thái bình thường mới". Đặc biệt, hỗ trợ không chỉ về vốn và thuế, mà cần giúp doanh nghiệp triển khai các giải pháp công nghệ để chủ động biến thách thức thành thời cơ.
Thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu ở nhóm người trẻ tuổi, khu vực thành thị. Trong khi phần lớn người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và 30% dân số là đối tượng yếu thế vẫn đang nhận lương hưu, trợ cấp các dịch vụ tài chính và thanh toán bằng tiền mặt.
DNVN - Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, hậu Covid -19, DN phải tranh thủ lúc này để làm những điều mà chúng ta chưa làm được. Phải xây dựng thêm các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của Việt Nam. Nếu không làm được việc này thì mãi chúng ta sẽ chỉ là đất nước gia công sản phẩm thôi.
DNVN - Theo Phong vũ biểu Tham nhũng Việt Nam 2019, mặc dù trải nghiệm tham nhũng giảm xuống nhưng người dân vẫn rất quan ngại về tham nhũng. Dù tin rằng mình có vai trò trong cuộc chiến chống tham nhũng song đa số người dân cho rằng, các nhóm lợi ích đang chi phối một cách thiếu minh bạch các chính sách và quyết định của Nhà nước vì lợi ích riêng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo