Tìm kiếm: Chương-trình-bình-ổn
Hiện đã có 44 công ty, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá, với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng.
DNVN - Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) dẫn thông tin từ Sở Công Thương Hà Giang cho hay, cam - loại quả chủ lực của tỉnh này đã tăng giá 3 lần do áp dụng hình thức livestream và bán hàng qua mạng. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần mang hàng xuống Hà Nội như mọi năm mà đã đến tận nơi để thu mua.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.
DNVN - Để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa trong dịp cuối năm 2021, đầu năm mới 2022, đặc biệt là mua sắm hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, Sở Công Thương Đà Nẵng đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng thiết yếu với tổng trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.
Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt.
Các địa phương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.
Tổng cục Thống kê nhận định 2 tháng cuối năm CPI có tăng nhưng sẽ không biến động quá nhiều. Cả năm 2021, CPI sẽ ở mức khoảng 2%.
Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Rõ ràng, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa, đây cũng là "liều thuốc" giúp nhiều ngành kinh tế trong nước bật dậy nhanh nhất.
Theo tin từ Tổ công tác phía nam của Bộ Công Thương, nhiều địa phương bước đầu kiểm soát được dịch đã khôi phục các hệ thống phân phối hàng hóa như chợ, siêu thị phục vụ người dân có 'thẻ xanh' COVID đến mua hàng.
DNVN - Chợ lưu động, bán hàng theo "combo", mang chợ ra không gian thoáng, siêu thị di động kiểu mới, hay bán hàng thiết yếu trên chợ điện tử... là những mô hình bán hàng sáng tạo và thông minh đã và đang được một số địa phương áp dụng để đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời giãn cách.
DNVN - TP Hồ Chí Minh yêu cầu cần nhanh chóng khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống trong điều kiện an toàn. Đồng thời, yêu cầu các địa phương tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ban ngành kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sở Công Thương Hà Nội vừa công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố.
DNVN - Sáng 22/7, làm việc với Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, Tổng Giám đốc Hệ thống Bách Hóa Xanh thừa nhận, một số mặt hàng có tăng giá nhiều so với bình thường. Đồng thời cam kết hoàn trả mọi chênh lệch thiệt hại, đền khách hàng thêm 100.000 đồng/lần mua hàng.
DNVN - Sau khi UBND TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19, Sở Công Thương cho biết, các DN đã dự trữ hàng hóa trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường. Do đó, người dân không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung tại các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.
DNVN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký công văn hỏa tốc về việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó với dịch COVID-19. Công văn nhấn mạnh việc tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho phương tiện chở hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch bệnh đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo