Tìm kiếm: Cục-trưởng-Cục-Xúc-tiến-thương-mại
DNVN - Hiện Việt Nam là nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, để phát triển bền vững theo hướng tăng cường các sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ và chú trọng xây dựng thương hiệu riêng.
DNVN - Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô. Trước áp lực cạnh tranh về nguồn cung, cần đẩy mạnh quảng bá quả thanh long gắn với nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận giúp gia tăng thương hiệu quả thanh long Việt Nam nói chung và từng vùng nguyên liệu nói riêng.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp (DN) chi không ít tiền cho quảng cáo, marketing nhưng lại không quan tâm đến vấn đề pháp lý. Một tập đoàn lớn ở Hải Phòng đã mất 5 triệu USD vì không tuân thủ quy định của thương mại. Nếu thấu hiểu những quy định cũng như cam kết áp dụng cho ngành kinh doanh của mình thì DN không tổn thất lớn như vậy.
Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp.
DNVN - Ấn Độ được đánh giá là thị trường khá tiềm năng để xuất khẩu (XK) thanh long Việt Nam. Còn Pakistan, dù là thị trường nhỏ, chưa nhập khẩu thanh long tươi từ nước ta nhưng có thể hướng thị trường ngách cho sản phẩm chế biến. Dù được đánh giá là tiềm năng nhưng việc XK thanh long sang hai quốc gia Nam Á này cũng đối diện với nhiều thách thức.
DNVN - Việt Nam đang bắt đầu vào vụ nhãn. Song, việc tiêu thụ trong và ngoài nước đối với nhãn tươi và các sản phẩm chế biến chịu tác động lớn bởi đại dịch COVID-19, trong khi công tác bảo quản sản phẩm chưa đạt yêu cầu để có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước ở xa. Do đó, cần đẩy mạnh việc bán cho thị trường truyền thống là Trung Quốc.
DNVN - Ngày 15/7 tới, UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ Công Thương sẽ tổ chức “Hội nghị kết nối cung - cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021” nhằm quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn lồng và các mặt hàng nông sản của tỉnh với thị trường trong và ngoài nước.
1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại phát triển được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.
DNVN - Tối 12/6, lô vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển đã hạ xuống cánh sân bay Charles de Gaulle và được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp. Lô vải gần 1 tấn này đã tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).
DNVN - Chiều 7/6, Công ty CP Pacific Foods đã chính thức xuất lô thiều Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên đi châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Trong tuần tới sẽ là lô vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang cũng lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia khó tính này.
DNVN - Thị trường Ba Lan có nhu cầu lớn về nhiều loại mặt hàng nông sản, thực phẩm, trong khi đây là những sản phẩm thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, còn rất nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là mặt hàng gạo.
DNVN – Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, Bộ Công Thương khuyến khích Sơn La áp dụng nền tảng số trong việc kinh doanh nông sản, như đưa hàng lên thương mại điện tử hoặc rao bán trực tiếp trên mạng xã hội (livestream)...
Gạo Việt Nam vào EU chỉ chiếm 6%, trong khi Thái Lan và Campuchia cao hơn rất nhiều. Như vậy, hạn ngạch 80.000 tấn vào EU của Việt Nam theo cam kết EVFTA là một khối lượng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu bình quân là 2,3 triệu tấn/năm của các nước EU và Vương quốc Anh.
Dù trái vải thiều bán trên các sàn thương mại điện tử đang được đón nhận tích cực từ phía người tiêu dùng, song để tăng sản lượng vải thiều cũng như nông sản nói chung phân phối trên các "chợ mạng" là không hề dễ, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19.
DNVN - Trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, thực phẩm đang gặp khó khăn do tác động từ dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã phối hợp với sàn thương mại điện tử Tmall Global của Trung Quốc nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm kênh xuất khẩu nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo