Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-châu-Âu

2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.
Số liệu của Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc cho hay, đầu tư ra nước ngoài của nước này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Có vẻ nền kinh tế thứ hai thế giới đang tận dụng sự khó khăn của kinh tế nhiều khu vực để gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình, nhất là các nền kinh tế phát triển.
Tăng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là thu hút FDI tại chỗ, nhưng thời gian qua nhiều doanh nghiệp FDI đã co cụm, ngại mở rộng quy mô.
Theo nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia kinh tế, nếu không có những biện pháp tích cực, Việt Nam sẽ ngày càng “rớt hạng” trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Chính phủ Việt Nam đã đạt được những nỗ lực đáng kể trong tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên cần quan tâm và gỡ khó cho doanh nghiệp trong lãi suất, chống nhũng nhiễu và đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu hơn.
Việc châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đồng loạt kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới các quy định mới về hạn ngạch xuất khẩu và giá sàn đất hiếm do Trung Quốc ban hành mới đây, đã đánh động dư luận về nguy cơ cuộc chiến đất hiếm vẫn còn.
Có lẽ chưa năm nào các doanh nghiệp nước ngoài quảng bá về kinh doanh xanh vào Việt Nam rầm rộ như năm nay. Từ các dự án dân sinh bản thôn về nước sạch, vệ sinh môi trường, đường làng… đến các đầu tư hệ thống quốc gia; là chủ đề trao đổi của lãnh đạo các nước đến Việt Nam hay trên bàn nghị sự của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đưa ra “mặc cả” với Chính phủ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo