Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-địa-ốc

Trong khoảng hai tuần trở lại đây, hiện tượng người dân rút tiền và đến ngân hàng vay thêm tiền để mua căn hộ, địa ốc tăng đột biến. Nhiều doanh nghiệp cho hay họ đang làm hồ sơ, thủ tục vay tiêu dùng, vay mua và sửa chữa nhà, và dự kiến sẽ dùng đồng vốn đó để cầm cự hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thông tin về việc thị trường bất động sản sắp được bơm 120 nghìn tỷ đang nóng lại thị trường vốn chìm lắng từ lâu này. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm nhất hiện nay vẫn là việc liệu bất động sản có sống lại được với số tiền nói trên.
Không ít doanh nghiệp địa ốc ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang đua nhau phá giá căn hộ để nhanh bán được hàng, mau thu hồi vốn. Song, việc 90% chung cư đang sử dụng có chất lượng tồi, các vụ kiện tụng, biểu tình của cư dân thời gian qua... khiến khách hàng ngày càng e dè với phân khúc này.
Dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mở van tín dụng cho đầu tư bất động sản cả tháng nay, nhưng thị trường vẫn đóng băng. Cả dân đầu tư cá nhân lẫn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong tình trạng “chết lâm sàng”, tiếp tục bán tháo...
Mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đưa ra kế hoạch tăng vốn dù kết quả kinh doanh sút giảm mạnh và viễn cảnh thị trường còn nhiều khó khăn. Phát hành thêm có thể làm pha loãng giá trị cổ phiếu nhất thời, nhưng ít nhất doanh nghiệp vẫn hy vọng tìm được nguồn vốn cho các dự án.
Nợ ngân hàng ngập đầu, không có tiền tiếp tục triển khai dự án, trả nợ cho nhà thầu, sàn môi giới, thậm chí nợ cả tiền lương nhân viên... là thực trạng của hầu hết công ty bất động sản hiện nay.

End of content

Không có tin nào tiếp theo