Tìm kiếm: Giống-mới
Ông Bùi Văn Ngọc, ở khu phố 2, phường Linh Xuân (Thủ Đức, TPHCM) đã làm giàu từ 100m2 đất nông nghiệp trồng phong lan.
Chiếm 70% thị phần thế giới, nhưng hồ tiêu Vệt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu thô, giá trị ngày càng sụt giảm. Cần chuyển biến mạnh về công tác quy hoạch và nâng giá trị sản phẩm này.
Đỗ Xuân Đại đã gây dựng mô hình trồng rau quả an toàn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bản thân và nhiều hộ dân trong vùng.
Từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, các hộ chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để giúp đỡ và tương trợ cho nhau cùng phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/năm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, tính hội nhập, chuyển giao giống cần đẩy mạnh. Các đơn vị cần hướng đến xuất khẩu giống nông nghiệp, cần nghĩ đến khâu tạo ra giá trị cao, chứ không chỉ nghĩ đến giá trị mang lại ở khâu sản xuất thương phẩm cuối cùng.
10 năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có thêm gần 1.000 giống mới, giúp tăng năng suất của một số loại cây và tôm, cá lên từ 15 - 82%.
Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là nông dân tiêu biểu nổi tiếng trong vùng bởi tiên phong trong nuôi chim công, chim trĩ. Gần đây, anh Toàn còn nuôi mấy chục con đà điểu-loài chim to xác khi còn bé được ví hiền thỏ nhưng lại nhát như cáy.
Ông Võ Văn Chà, ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trồng 3,2 ha bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi năm ông thu hàng tỷ đồng. Vườn bưởi da xanh cho thu tiền tỷ đã giúp gia đình ông giàu có, xây được nhà lầu trị giá cũng hàng tỷ đồng.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Vĩnh Yên lần thứ XX về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, Hội Nông dân TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của nông sản.
DNVN - "Để xuất khẩu các giống trái cây tốt, Việt Nam phải đạt được sự hoàn hảo trong cả chuỗi giá trị. Khi đó, nông dân sẽ có nhiều lựa chọn cho việc lựa chọn thị trường nào muốn xuất khẩu... Để đạt được điều này, cần sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ và các thành phần tham gia", Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho hay.
Những năm qua, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã được vay vốn ưu đãi. Từ nguồn vốn này, các hộ đã đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập.
Khi nhắc đến Ðạ Huoai, ai cũng nghĩ đây là một huyện thuần nông, kinh tế, trình độ kỹ thuật và khoa học còn kém phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, ít người có thể ngờ, ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nắng khô hanh hao hầu như suốt bốn mùa lại có cách làm nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông minh như của Ngô Quang Thực.
Nắng xuân ấm áp, tôi tìm về thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) để “mục sở thị” mô hình trồng rau, quả sạch “5 không" của 2 kỹ sư Đại học Công nghiệp Hà Nội là Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh. Trong câu chuyện khởi nghiệp của mình, 2 chàng kỹ sư đầy năng động, bản lĩnh này đã đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác….
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Chỉ với 8 sào (8.000m2) nha đam, đợt thu hoạch vừa rồi ông Dũng lời đến 80 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với giống nha đam, 1 năm ông Dũng có thể thu hoạch 10 - 11 đợt như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo