Tìm kiếm: Giải-quyết-việc-làm

Xã biên giới Phú Lộc (TX. Tân Châu, An Giang) được biết đến là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua, mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao bởi tập tính dễ nuôi và nguồn thức ăn dễ kiếm, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, các làng nghề tại tỉnh Nghệ An đã dần chuyển sang mô hình kinh tế hợp tác. Điển hình như HTX Hương trầm Hà Loan (thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) mỗi năm thu về 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 - 25 lao động, với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Thấy việc chăn nuôi lợn, gà hay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên vợ chồng đảng viên trẻ Lại Hoàng Tuyển, thôn Đồng Lang, xã Đông Vinh (Đông Hưng) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng nấm, cho thu nhập cao.
DNVN - Với chủ đề "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi kinh tế", tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2020 sáng 09/5, Thủ tướng va lãnh đạo các bộ - ngành, địa phương đã lắng nghe nhiều ý kiến, đề xuất từ cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua khó khăn do Covid-19, sớm đưa kinh tế đất nước bật dậy...
Nguyễn Thị Hoài là một cô gái 9X còn rất trẻ, Giám đốc Công ty TNHH Mộc Thanh Trà Việt Nam, có trụ sở ở phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mày mò nghiên cứu để cho ra một loại trà làm từ đậu đen xanh lòng kết hợp với cây hà thủ ô và cỏ ngọt để làm mô hình khởi nghiệp và hiện nay Hoài rất thành công với mô hình này.
Với mong muốn làm giàu trên vùng đất quê hương, sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, anh Nguyễn Cao Cường ở khu Giáp Xuân, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê đã mạnh dạn vay vốn xây dựng trang trại phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình nuôi gia cầm gà, ngan tại địa phương.

End of content

Không có tin nào tiếp theo