Tìm kiếm: Gạo-xuất-khẩu
Giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động trái chiều tùy loại. Hoạt động giao dịch xuất khẩu gạo vẫn trầm lắng do nguồn cung thắt chặt.
Nhiều vấn đề đã được đại diện các cơ quan chức năng trả lời tại buổi họp báo, đặc biệt thông tin được dư luận quan tâm là nguồn hàng hóa phục vụ trước trong và sau Tết Giáp Thìn 2024.
DNVN – Năm 2024, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung đông và Châu Phi.
DNVN - Sáng 12/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh Hậu Giang triển khai dự án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL tới năm 2030”. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Năm 2023, gạo ST25 của Việt Nam vừa được nhận giải gạo ngon nhất thế giới. Chất lượng gạo đã cải thiện giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường khó tính.
DNVN - Ngày 2/12, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức diễn đàn “Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Diễn đàn nhằm tìm ra những định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL và cả nước.
Ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
DNVN - Ngày 24/11 tại tỉnh Hậu Giang đã diễn ra hội thảo "Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài", nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mang lại lợi nhuận ổn định, lâu dài cho nông dân.
Giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua duy trì ở mức khá cao. Cùng với đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên mức 653 USD/tấn; giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay và cao hơn hẳn giá gạo xuất khẩu của các quốc gia khác.
Bộ Công Thương đang nghiên cứu, sửa Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới.
DNVN – Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tình hình giá gạo Việt Nam tăng nóng như hiện nay chưa hẳn là lợi thế, vì khi giá cao khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn và chất lượng gạo tương đương.
TP Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp thu mua, phân phối nhằm kiểm soát giá bán gạo, đảm bảo bình ổn thị trường trong mọi tình huống.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo từ nay đến cuối năm, Philippines dự kiến sẽ nhập thêm 1,1 triệu tấn gạo, Indonesia khả năng nhập thêm khoảng 700.000 tấn gạo. Các thị trường khác như Malaysia, Trung Quốc cũng có kế hoạch nhập khẩu gạo trong thời gian tới.
Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa thông báo mời thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo, trong đó có 300.000 tấn dành cho nguồn cung từ Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.
End of content
Không có tin nào tiếp theo