Tìm kiếm: Hiệp-hội-bất-động-sản

Sau hơn 1 năm bị ngân hàng siết tín dụng, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản, nhiều doanh nghiệp dưới sức ép của nợ nần từ tiền vay ngân hàng đã không thể chịu đựng được và buộc phải loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Hiện có hàng trăm dự án bất động sản chủ đầu tư đổ hàng nghìn tỉ đồng đang bế tắc. Nhiều dự án không thể hoàn thành giải phóng mặt bằng, cho dù đã giải phóng được 80% hay trên 95% diện tích. Lãi suất vốn vay như hiện nay đã đẩy không ít chủ đầu tư đứng trước nguy cơ “chết” trên hàng đống tiền đã đổ vào dự án.
Nếu vội vã đưa ra những gói hỗ trợ ngay thì những người nông dân mất đất sản xuất để cho bất động sản phát triển sẽ nghĩ gì về điều hành vĩ mô? , ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi.
Thông tin về việc thị trường bất động sản sắp được bơm 120 nghìn tỷ đang nóng lại thị trường vốn chìm lắng từ lâu này. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm nhất hiện nay vẫn là việc liệu bất động sản có sống lại được với số tiền nói trên.
Với mô hình liên kết “bốn nhà” mới được đưa ra, ngoài mục đích đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thông suốt, thì sẽ góp phần chấm dứt tình trạng huy động và sử dụng vốn tràn lan của nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản hiện nay.
Không ít doanh nghiệp địa ốc ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang đua nhau phá giá căn hộ để nhanh bán được hàng, mau thu hồi vốn. Song, việc 90% chung cư đang sử dụng có chất lượng tồi, các vụ kiện tụng, biểu tình của cư dân thời gian qua... khiến khách hàng ngày càng e dè với phân khúc này.
Trong khi tiền sử dụng đất được áp giá thị trường để thu của doanh nghiệp thì việc khấu trừ những chi phí làm dự án Nhà nước lại áp theo quy định. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp đề xuất giao dự án lại cho Nhà nước, vì không có lợi nhuận.
Thị trường bất động sản ảm đạm, gia chủ nhiệt tình chào mời và giảm giá… Những mức giảm giá từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm liên tục được đưa ra, nhưng vẫn không dễ bán, bởi người mua đang được quyền… đỏng đảnh.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra gói tín dụng Liên kết 4 nhà. Theo phân tích của ông Phạm Quang Tùng, phó tổng giám đốc BIDV, gói tín dụng này là sự liên kết của 4 bên bao gồm: Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo