Tìm kiếm: Hàng-hóa-Việt-Nam

Có thể nói, các hiệp định thương mại tự do (FTA) là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các FTA nói chung và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.
DNVN - Quản lý chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm thiên nhiên, là trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh. Khi sản xuất, sáng tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm hàng hóa được lưu thông trên thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
DNVN - Diễn ra từ ngày 13- 14/7, Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Algeria 2022 là cơ hội tốt để doanh nghiệp nắm được thông tin về nhu cầu thị trường cũng như tập quán kinh doanh, từ đó tăng cường hợp tác thương mại với Algeria nói riêng và thị trường Châu Phi rộng lớn nói chung.
DNVN - Tại phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Campuchia vào ngày 22/6 tới, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm sẽ được giải đáp về yêu cầu chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, cũng như bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất, nhập khẩu.
DNVN - Mới đây tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức buổi họp báo khởi động cuộc thi ảnh đẹp “Người Việt tin dùng hàng Việt”, khởi động giải Golf IMRIC lần I và ký kết hợp tác chiến lược với Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh, kết nạp, ra mắt các doanh nghiệp thành viên trực thuộc Viện.
DNVN - Tại Hội chợ kinh doanh và Đầu tư IMEX-Madrid năm 2022 ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha mới đây, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha đã tiếp xúc làm việc trực tiếp với một số hiệp hội ngành hàng và khoảng 40 doanh nghiệp nhập khẩu của vùng Madrid để hỗ trợ kết nối giao thương và cung cấp các thông tin xúc tiến thương mại.
DNVN - Đức được biết đến là một trong số những thị trường tiêu dùng “khó tính” nhất thế giới. Người tiêu dùng Đức thường rất kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc. Để chinh phục được thị trường này, Việt Nam cần có những nông trường lớn để sản xuất được những mặt hàng chất lượng tốt và đồng đều.

End of content

Không có tin nào tiếp theo