Tìm kiếm: Hỗ-trợ-người-lao-động
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Rõ ràng, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa, đây cũng là "liều thuốc" giúp nhiều ngành kinh tế trong nước bật dậy nhanh nhất.
Theo Bộ Tài chính, về chi ngân sách Nhà nước, lũy kế chi 10 tháng đạt 1.149,4 nghìn tỷ đồng, bằng 68,1% dự toán. Ước tính đến hết tháng 10/2021, NSNN đã chi 31,55 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và 19,22 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tăng nợ công không phải cho tiêu dùng mà để tăng đầu tư đột phá cho phát triển, phát hành trái phiếu Chính phủ để vay nợ công là giải pháp nên được lựa chọn không chỉ nhằm khai thác nguồn lực đầu tư trong nước và thu hút dòng tiền nhàn rỗi, góp phần kiểm soát lạm phát.
Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 976.672 ca COVID-19, hơn 841.000 ca trong số này được chữa khỏi; nhiều tỉnh, thành miền Tây tiếp tục gia tăng ca mắc COVID-19; Sửa đổi điều kiện, thủ tục nhận tiền hỗ trợ COVID-19...
DNVN - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa tổ chức Diễn đàn “Gia đình trẻ - Thách thức với cuộc sống bình thường mới” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Gia đình bà Trần Thị Anh Thư có 1 cơ sở xe khách thuộc Hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp. Gia đình bà đều thuộc diện lao động tự do, kinh doanh vận tải. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên doanh nghiệp của gia đình bà phải tạm nghỉ không có thu nhập từ ngày 1/7/2021.
Hiện đã có 70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%.
DNVN - Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải xoay xở để khôi phục lại hoạt động sản xuất trong khó khăn như: Thiếu nguồn lao động, thiếu nguyên liệu, thiếu linh kiện, vật tư sản xuất. Trong điều kiện đó, không ít doanh nghiệp đã có những giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động.
DNVN - Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, PGS.TS Giang Thanh Long- Giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, lao động rời phố về quê là hậu quả tất yếu khi không khôi phục sản xuất kịp thời. Ngoài chính sách an sinh cho người lao động, Nhà nước cần cung cấp động lực cho doanh nghiệp để giữ chân công nhân.
Quy định tạm thời ‘Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19’; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 10/2021.
Tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp tiếp tục được chi trả ra sao? Trường hợp nào được từ chối tiếp công dân... là những thông tin được quy định trong các văn bản chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021.
DNVN - Từ tháng 7-9/2021, Viettel đã triển khai 13.000 gói hỗ trợ người lao động bị gián đoạn công việc do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đã có hơn 7.000 người lao động tại Viettel phải tạm ngừng làm việc do dịch bệnh, con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.
Ông Phạm Hoàng Thu làm nghề thợ hồ, là lao động chính gia đình. Từ ngày tỉnh Đồng Tháp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến nay, ông Thu vẫn chưa nhận được hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19, mặc dù Trưởng ấp đã 2 lần lấy thông tin. Ông Thu đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Bà Phạm Ngọc Thư (Bình Dương) làm việc tại công ty may, có tham gia BHXH, có hợp đồng lao động. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên công ty cho người lao động làm việc "3 tại chỗ", nhưng nhiều người thấy không an toàn nên nghỉ ở nhà hơn 20 ngày, trong khi công ty vẫn hoạt động 3 tại chỗ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo