Tìm kiếm: Hội-Môi-giới-bất-động-sản
Hầu hết các phân khúc bất động sản TP.HCM ở vị trí trung tâm đều có mức giá cao hơn so với thị trường ngoài Hà Nội.
Trong khi bất động sản khu vực vùng ven nhiều nơi sốt nóng thì trái lại, các khu vực vốn được coi là "đất vàng" vẫn tiếp tục chật vật vì làn sóng trả mặt bằng.
DNVN - Bất chấp ảnh hưởng kép của dịch Covid-19, mặc dù có giảm đôi chút nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn lớn được rót vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam.
Thống kê từ Bộ Xây dựng, quý III/2020, cả nước có 49 dự án du lịch nghỉ dưỡng với hơn 7.335 căn hộ du lịch, biệt thự du lịch (condotel) và căn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép. Mặc dù vậy, số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép giảm mạnh (giảm khoảng 46,7%) so với quý II/2020.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như đóng băng trong 9 tháng đầu năm, chỉ đến cuối tháng 9 mới có dấu hiệu "hồi sinh" khi một số chủ đầu tư tái khởi động lại dự án và chào hàng. Đồng thời, ghi nhận sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư.
Không chỉ nhà đầu tư bất động sản mới rơi vào cảnh điêu đứng khi kịch bản đầu tư không diễn ra như dự tính, mà ngay cả môi giới bất động sản - những người vừa trực tiếp bán sản phẩm vừa đầu tư, cũng bị "chôn vốn", mất tiền.
Nhiều khách sạn được rao bán tại Hà Nội và TP. HCM nhưng không có khách mua, theo các chuyên gia, đó là tình hình dịch bệnh chưa kiểm soát được, cả thế giới đang đối mặt với khủng hoảng, cộng thêm tâm lý chờ đợi các chủ khách sạn này tiếp tục giảm giá thêm.
DNVN - Ngành môi giới bất động sản từng được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong năm 2020 sau khi đã trải qua một năm 2019 đối mặt không ít khó khăn về nguồn cung và pháp lý. Tuy nhiên, bước sang năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến hoạt động của các sàn giao dịch và nhân viên môi giới bất động sản.
Trước việc một số nhà đầu tư bất động sản thua lỗ trong các cơn sốt đất vừa qua, các chuyên gia cho rằng, chưa thấy bất cứ nhà đầu tư bất động sản dài hạn nào thua lỗ, nếu thua lỗ là do theo phong trào hoặc đầu tư kiểu "ăn xổi" ngắn hạn.
Kể từ 1/10 tới, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, các cuộc gọi điện thoại mua nhà, đất... gây phiền phức có thể sẽ chấm dứt. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia việc này ít ảnh hưởng đến hiệu quả bán nhà qua điện thoại của một số sàn giao dịch bất động sản.
Nếu có vốn muốn đầu tư thì rót vào đâu, nên rót vào vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm? Có nên đầu tư vào bất động sản hay không và vào phân khúc nào? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn khi đứng giữa “ngã ba đường” trong bối cảnh khó khăn về kinh tế hiện nay do dịch Covid-19 gây ra.
Theo các chuyên gia nhận định, thị trường đất nền các tỉnh đang chững lại, chỉ một số ít có cơ hội tăng giá, còn lại chỉ là nhu cầu đầu tư không có nhu cầu ở thực. Do đó, khách hàng cần đánh giá đúng giá trị thực của dự án và tiềm năng tăng giá của khu vực, tránh rơi vào bẫy giá ảo.
Nhiều căn hộ cho thuê đã giảm giá 10 - 30% nhưng vẫn trầy trật tìm khách thuê. Mảng thị trường này được dự báo phục hồi chậm và chỉ khi dịch Covid-19 trên thế giới có vắc xin hữu hiệu thì mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Giá bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền khả năng sẽ chứng kiến xu hướng giảm và thiết lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, đâu là “đáy” và “bắt đáy” như thế nào thì không hề đơn giản. Điều này phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, cũng như sự am hiểu thị trường và có dòng tài chính tốt của nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn từ 1-2 năm tới, tuy nhiên cơ hội sẽ thuộc về những thị trường ngách như nhà giá rẻ, đất nền ven đô….
End of content
Không có tin nào tiếp theo