Tìm kiếm: Hội-Nông-dân
Với phương châm giúp nông dân khởi nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã tranh thủ nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiến đến nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao để phát triển nhanh kinh tế trang trại, gia trại.
Trong khi con người vẫn chỉ sử dụng chứng minh thư thông thường khá bất tiện cho việc truy cứu dữ liệu thì nhiều loại cây, con đã được cấp 'chứng minh thư điện tử', chỉ cần giơ điện thoại có kết nối mạng ra là thấy rõ cả phả hệ, tông tích….
Thời gian gần đây, nhiều nông dân TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) trồng mãng cầu gai ghép gốc cây bình bát hiệu quả, vừa cho trái sai, vừa giúp cây chống chọi được tình trạng xâm mặn và khô hạn.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh trên địa bàn xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng thành công kỹ thuật xử lý cho bưởi ra hoa trái vụ. Giá bưởi trái vụ đang ngày càng tăng cao, dễ tiêu thụ nên số hộ trồng bười da xanh nghịch vụ trên địa bàn xã tăng cao.
Trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.
Đã 20 năm nay, kể từ khi người dân đầu tiên tại xã An Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) du nhập và đưa con ba ba gai về nuôi. Chính từ hiệu quả kinh tế mang lại mà số hộ nuôi ba ba gai đã ngày càng tăng. Nghề nuôi ba ba gai đã giúp người dân An Bình thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để giúp nông dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ hỗ trợ cho nông dân về vốn, nguồn cây giống chất lượng cao... để phục vụ xuất khẩu.
Anh Vũ Văn Khánh, ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đầu tư 3 tỷ đồng để trồng các loại nấm đắt tiền. Anh Khánh bán nấm với giá dao động tùy theo nhu cầu như nấm xích chi 600.000 đồng/kg; hồng chi 800.000 đồng/kg; nấm Hàn Quốc 1.000.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh Khánh thu lãi gần 200 triệu đồng/vụ.
Nhờ trồng bưởi da xanh VietGAP mà gia đình ông Trịnh Ngọc Trung (ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã 'đổi đời', thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ba người con của ông đều được ăn học thành tài và đều là công chức, viên chức nhà nước.
Cây bưởi da xanh theo hướng an toàn nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế cao đã giúp nhiều nông dân tỉnh Bến Tre vươn lên làm giàu.
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống.
Bà Đỗ Thị Bắc, khu phố 8, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước) trồng 265 cây tre tàu, vụ thu hoạch đầu tiên đã lời tới 325 triệu đồng. Nhiều hộ dân thành viên Tổ hội nghề nghiệp trồng măng tre khu phố 8 cho hay, tre tàu là cây trồng '3 trong 1' bởi có thể bán lá, măng và gốc già.
Ông Phạm Ngọc Thành (68 tuổi) được người dân của thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nhắc đến như một người con ưu tú của vùng quê nơi đây. Nhờ 'dám nghĩ - dám làm', ông Phạm Ngọc Thành đã xây dựng cho mình cơ ngơi bạc tỷ và góp công giúp vùng đất Đại Quang ngày càng thay da, đổi thịt.
Ông Nguyễn Văn Tường, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, chỉ trồng tre thôi, gia đình ông có ngay gần 1 triệu đồng mỗi ngày'. Cây tre ông Tường trồng bán măng, bán lá và bán giống.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít 'đụng hàng', năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo