Tìm kiếm: Lâm-tặc
Lợi dụng thời gian có mưa đầu nguồn, các đối tượng khai thác gỗ trái phép đã tổ chức đốn hạ cây rừng ở những khu rừng phòng hộ, sau đó đóng bè thả trôi theo dòng nước. Còn lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương gần như bất lực.
Để chống lại nạn chặt phá rừng trái phép ở Indonesia, Tổ chức Rainforest Connection đưa ra sáng kiến khá độc đáo: treo điện thoại thông minh lên cây để ghi âm tiếng động của máy cưa gỗ.
Sáng 6/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh này vừa ra quyết định cách chức đối với ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vì thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan đến việc người dân lại phát hiện và triệt hạ thêm 2 cây sưa trị giá nhiều tỉ đồng, lãnh đạo VQG Phong Nha Kẻ Bàng cho biết, đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức lực lượng chốt chặn, nhằm không cho người dân đổ xô vào rừng.
Hàng chục khúc gỗ lớn nhỏ được khai thác trái phép đã bị cưa thành từng phách nằm rải rác gần bờ suối. Khi xe của lực lượng chức năng tiến hành vận chuyển số gỗ trên ra khỏi cửa rừng thì liên tục dính phải đinh do lâm tặc rải dọc tuyến đường...
Ban quản lý bảo vệ xây dựng rừng Hồng Lĩnh thuộc Công ty Lâm nghiệp Hương Sơn quản lý, bảo vệ nhưng ban này đã tiếp tay để một số người vào khai thác trái phép gây thiệt hại trên 716m3 gỗ từ nhóm 3 đến 8.
Ngày 22-1, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết đang phối hợp với Công an huyện Cát Tiên điều tra vụ phá rừng, đánh kiểm lâm viên Hoàng Đình Sơn, đập phá trạm kiểm lâm Bù Sa để cướp tang vật.
Rừng nghiến đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang, Tuyên Quang) đang bị “chảy máu” trầm trọng bởi lâm tặc lộng hành, manh động.
Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn mới đây đã khẳng định với báo giới, nhờ có những biện pháp mạnh và hiệu quả, tình trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn đã giảm hơn 80%.
Tỉnh Bình Thuận đã huy động các cấp và lực lượng chức năng tích cực triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống phá rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đồng Nai.
Theo Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn, chiều 14/12, việc trục vớt số gỗ quý mà lâm tặc giấu dưới sông Sêrêpốk đã hoàn thành. Số gỗ đo được khoảng gần 11m3, chủ yếu là giáng hương và căm xe (gỗ nhóm 2).
15 cây nghiến hàng trăm năm tuổi vừa được Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể phát hiện bị lâm tặc cưa hạ ngày 20.11 tại cánh rừng nghiến núi đá.
Bị bắt vì chở gỗ lậu, lâm tắc đã gọi đồng bọn đồng thời dùng dao chém nhiều nhát vào đầu kiểm lâm.
Vì lợi nhuận, một số đối tượng đã bất chấp pháp luật vẫn lén lút phá hoại rừng. Bởi gỗ nghiến giá trị kinh tế rất cao, nên đây không phải là vụ đầu tiên “lâm tặc” thâm nhập Vườn quốc gia Ba Bể để thực hiện hành vi phá hoại, trộm cắp.
Trong khi cơ quan chức năng chưa xác định tên gọi cũng như giá trị thì cây đổi màu đang bị tận diệt, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo