Tìm kiếm: Lễ-vật

Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.
Người Tày ở Cao Bằng rất coi trọng việc “dựng vợ, gả chồng” cho con cái đã trưởng thành để nối dõi tông đường, phát triển dòng tộc. Hôn nhân của người Tày không đơn thuần là việc kết duyên đôi lứa mà còn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục tình nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tú Tỉ (cúng thổ địa) là một tín ngưỡng quan trọng của đời sống tâm linh dân tộc Giáy. Là nghi lễ cầu mong thổ địa nơi mình định cư phù hộ cho bà con được an lành, người dân trong bản được khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt, gia súc gia cầm không mắc bệnh.
Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn các vị Yang, và anh em, bạn bè, buôn làng đã góp công sức, của cải của mình để giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ, đồng thời cầu mong các vị Yang che chở cho ngôi nhà được bền lâu, gia đình mạnh khỏe, con cháu sinh ra được trưởng thành, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Từ bao đời nay, người M’Nông ở Tây Nguyên vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có những nghi lễ truyền thống như: lễ cúng voi, lễ mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ bỏ mả, lễ trưởng thành.
Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.
Với người Vân Kiều, chiếc vòng tay prả tượng trưng cho sự bình an và trường thọ. Prả được gia công thủ công bởi nhiều chất liệu như bạc, đồng, nhôm, kẽm. Prả không tinh xảo, óng ánh bởi vẻ bề ngoài nhưng lại uy nghiêm, huyền bí trong sâu thẳm quan niệm tộc người.
Cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước. Dù vậy, nét văn hóa phong tục ăn tết của người Cờ Lao vẫn giữ được khá nguyên vẹn và có nhiều điểm độc đáo. Trong đó, cộng đồng người Cờ Lao ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, được xem là một trong những nơi vẫn gìn giữ được các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Điển hình phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.

End of content

Không có tin nào tiếp theo