Tìm kiếm: Luật-Điện-ảnh

DNVN - Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nội dung quốc tế phát sóng tới người dùng phải được cấp phép, biên tập, biên dịch sang tiếng Việt. Bộ TT&TT chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới tại Việt Nam. Song các ông lớn như Netflix, WeTV vẫn đang thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm từ người dùng trong nước.
Quốc hội biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; trân trọng, cảm ơn những nỗ lực, đóng góp to lớn, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và cộng đồng doanh nghiệp; cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế trong phòng, chống đại dịch COVID-19.
DNVN - Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT khẳng định: “Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không cấm dịch vụ xuyên biên giới, nhưng nếu nội dung cung cấp trên dịch vụ này xâm hại đến lợi ích Quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam thì sẽ kiên quyết xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
DNVN - Hiệp hội Truyền hình trả tiên Việt Nam (VNPayTV) đã công văn kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhà nước xem xét và có chủ trương, biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các nhà cung cấp OTT trực tuyến xuyên biên giới đã, đang xâm nhập tại Việt Nam.
DNVN – Sáng 02/12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2019 với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại phiên họp, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các cấp, các ngành phải có khát vọng vươn lên, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và từng người dân để vượt khó, sáng tạo làm giàu.
Chia sẻ với truyền thông về một trong những nguyên nhân phá sản của mình, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín phàn nàn về việc bản quyền phim của ông không được bảo vệ, dẫn đến thất thoát, lỗ. Phải chăng, sản xuất phim tư nhân như đánh bạc, phải tự thân vận động, lời ăn - lỗ chịu và không có được sự hỗ trợ gì của Nhà nước trong vấn đề bản quyền cũng như trong kinh doanh?

End of content

Không có tin nào tiếp theo