Tìm kiếm: Mô-hình-chăn-nuôi
Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội viên phụ nữ Quách Thị Hồng Nhung, Chi hội xóm Ban Rừng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand tại chính mảnh đất quê hương.
Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (NNN) của tỉnh, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; giúp người dân làm giàu từ chính nguồn lực và thế mạnh sẵn có của địa phương.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về gà thịt chất lượng cao, chị Hoàng Thị Thúy ở thôn Hiển Dương, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên quyết định nuôi gà Minh Dư thả vườn thay vì nuôi nhốt.
Từng bỏ vài chục triệu đồng mua phân gia súc để nuôi giun quế, anh Tuyến ở TP Hạ Long nhanh chóng “làm giàu” nhờ sử dụng giun làm thức ăn chính trong chăn nuôi.
Trong khi nhiều bạn trẻ khác đến tuổi trưởng thành thường đi làm ăn xa thì anh Thảo PhủngTrường vẫn quyết định ở lại lập nghiệp trên quê hương. “Mỗi người một suy nghĩ, một hướng đi khác nhau, riêng tôi luôn trăn trở rằng tại sao không bắt đầu bằng những gì đang có ở mảnh đất mình được sinh ra”.
Hộ ông Dương Văn Quân ở thôn Nà Mỵ, xã Giáo Hiệu (Pác Nặm) phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo kết hợp nuôi lợn nái, lợn thịt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chăn nuôi gà an toàn sinh học giúp nhiều hộ dân ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có đầu ra ổn định và thu nhập tăng cao.
Đàn lợn Mán tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) không chỉ có sức đề kháng tốt, thịt thơm ngon mà còn dễ tiêu thụ và được giá hơn lợn thông thường.
Đến xã Tân Hòa (Hưng Hà) hỏi thăm mô hình chăn nuôi của nông dân Phạm Xuân Tuyến, người dân ở đây ai cũng biết bởi ông Tuyến là một trong những hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
Sau khi trồng cây màu và chăn nuôi lợn không thành công, anh Nguyễn Đình Hạt quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt, cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên cho thu nhập khá tại địa phương, được nhiều người dân đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 2014, nhãn hiệu “Gà Tre đèo Le” đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận, điều này đã góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại Quế Sơn (Quảng Nam). Nhờ phát triền đàn gà này nhiều hộ kinh doanh cũng như người chăn nuôi gà tre thả vườn đã thay đổi cuộc sống.
DNVN – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa cùng đoàn công tác đi thăm, kiểm tra một số mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản, chỉ đạo các địa phương tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đời sống và tăng dần thu nhập cho người dân.
Số liệu của Tổng cục Thống kê về nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 (trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi) là khoảng 920 nghìn tấn, như vậy đến Quý III, Quý IV sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn.
Anh Nguyễn Minh Ngọc ở phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đi tiên phong phát triển chăn nuôi đà điểu, mở ra hướng đi mới ở địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo