Tìm kiếm: Mô-Hình-Chăn-Nuôi
Đánh mất những năm tháng tuổi trẻ vì ma túy, anh Nông Văn Hữu vẫn kịp tìm về ánh sáng và thay đổi số phận, trở thành một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với nghề nuôi vit. Đáng mừng hơn, anh còn là chỗ dựa cho nhiều gia đình cùng vượt khó vươn lên, làm giàu chân chính.
Chỉ với 2 nhân công canh tác trên diện tích 1.200 m2 nhưng mang lại nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm. Đây là hiệu quả của mô hình aquaponics nuôi cá cảnh kết hợp trồng rau an toàn mà gia đình anh Hồ Thanh Huy ở ấp 6, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện.
Học theo tư tưởng của Bác Hồ về “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, anh Mai Văn Họp (xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi tổng hợp độc đáo (nuôi ba ba kết hợp với rắn ri voi).
Trang trại của ông Trịnh Văn Tiến ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong giới nuôi con đặc sản. Vào trang trại tiền tỷ của gia đình ông Tiến nhìn đâu cũng ra con đặc sản, xuống ao thì có cá đặc sản, trên bờ là hươu, nai, nhím, ngựa.
Trang trại của anh Tuấn lúc nào cũng có khoảng 100 con dê cung cấp ra thị trường thu về từ 200 – 300 triệu đồng/năm.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nội vụ cơ sở Đà Nẵng, trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng không mấy hiệu quả, chị Phan Thị Thủy (SN 1988) đã quyết định thử sức với nghề nuôi con dúi “đặc sản”.
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Nuôi tằm làm thực phẩm sạch đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Điều thú vị, nuôi tằm làm thực phẩm sạch không phải vất vả trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn cho nó.
Giữa những cơn bão “giải cứu” do giá lợn hơi rớt thê thảm hay bệnh dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn rừng lai có bộ lông sọc lửa của gia đình bà Hoàng Thị Quảng (thôn Nà Ràng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) vẫn đắt hàng với mức giá cao gấp 3-4 lần lợn trắng.
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, trong đó có nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chính vì vậy, trên địa bàn Tam Dương, nhiều hội viên nông dân được hỗ trợ thoát nghèo, số hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng.
Sau 11 năm hoạt động, chương trình tín dụng vi mô “Anh chị em” ngày càng phát huy hiệu quả góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương.
Lê Văn Hạnh, 64 tuổi, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng là người tiên phong ở địa phương nuôi heo rừng thả bán hoang dã. Từ mô hình nuôi heo rừng, bình quân mỗi tháng ông Hạnh có nguồn thu hơn 30 triệu đồng. Đàn heo rừng của ông Hạnh rất thích ăn những trái xoài hư, chín rụng.
Trong khi nhiều nông dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang loay hoay không biết tìm con giống gì nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vợ chồng anh Xuyên đã tìm ra mô hình kinh tế mới có triển vọng khá cao, đó là nuôi dúi.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Hơn 7 năm kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, giờ đây anh Mai Minh Đình là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của bản Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hiện, mỗi tháng anh Đình bán ra bình quân 400 đôi chim bồ câu mỗi tháng, thu về trên dưới 50 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo