Tìm kiếm: Mô-hình-trồng-rau

Nhận thấy quê hương mình có tiềm năng để sản xuất nông nghiệp, anh Nguyễn Quốc Oai (xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở về lập nghiêp, thành lập Tổ hợp tác (THT) trồng rau và hoa, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương.
Tốt nghiệp Đại học xây dựng, đi khắp Tây Bắc, Tây Nguyên rồi sang Lào xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình giao thông, năm 2016 kỹ sư Lê Văn Tiên, sinh năm 1985, thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình quyết định về quê sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tân Sơn là xã vùng cao của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với 98% dân số là người Dao, cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau nhiều nỗ lực, bộ mặt nông thôn Tân Sơn ngày càng khởi sắc nhờ mô hình trồng rau an toàn với sự đồng hành của HTX.
Anh Đinh Xuân Trung là người tiên phong trồng rau sạch, dưa sạch trong nhà lưới ở huyện Văn Yên. Không chỉ cung cấp rau, quả sạch cho các cơ quan, trường học, quán ăn trên địa bàn, anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố dù diện tích sân vườn chật hẹp thế nhưng họ vẫn muốn trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo được chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu đó, một nhóm bạn trẻ đến từ Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) đã nghĩ ra ý tưởng và nghiên cứu thành công hệ thống vườn treo trồng rau.

End of content

Không có tin nào tiếp theo