Tìm kiếm: Ngân-sách-của-Quốc-hội

“Hiện tại, đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh - sắp tới khi nâng lên thành một luật độc lập thì sẽ tiếp tục điều chỉnh chứ không phải là bỏ sót, nhưng cũng phải thừa nhận đầu tư của các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dàn trải, kém hiệu quả”.
“Hiện tại, đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh - sắp tới khi nâng lên thành một luật độc lập thì sẽ tiếp tục điều chỉnh chứ không phải là bỏ sót, nhưng cũng phải thừa nhận đầu tư của các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dàn trải, kém hiệu quả”.
Hàng loạt vấn đề về kinh tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc vào đầu tuần tới. Đánh giá những mặt làm được và chưa làm được, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra nhiều hạn chế cần phải khắc phục để thực hiện nốt 2 năm còn lại của giai đoạn 2011 - 2015.
“Nhà Quốc hội như nhà dân nên phải đảm bảo an toàn, chất lượng. Tòa nhà Quốc hội không làm kỹ thì Quốc hội mang tiếng chứ ai. Không thể nói công trình này ai làm trưởng ban chỉ đạo, ai làm phó ban chỉ đạo mà chỉ Quốc hội chịu thôi. Chúng ta ngồi đây chịu, và tôi phải chịu trách nhiệm hàng đầu”
Đánh giá về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) quy định DN không thanh toán được khoản nợ 200 triệu đồng sau 3 tháng thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá: “Không thể đưa ra con số áp đặt như vậy, quy định như dự thảo thì có tới 99% DN ở Việt Nam trong diện phá sản”.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN Việt Nam) cho rằng: “nếu giám sát hợp nhất là một quy luật, một bước tiến của phát triển thì chúng ta phải theo. Tuy nhiên đến nay chưa ai khẳng định được mô hình này là tối ưu, vì vậy phải thận trọng tìm mô hình phù hợp với Việt Nam”.
Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.
Ông Nguyễn Văn Phụng- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính cho rằng, cần nhìn nhận một cách công bằng về mục tiêu kép khi lộ trình giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trùng với thời điểm khó khăn của nền kinh tế, của DN. Bởi không phải kinh tế khó khăn mới giảm thuế mà việc sửa Luật lần này liên quan đến các chương trình trung và dài hạn trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế của Chính phủ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo