Tìm kiếm: Ngô-dụng
Cái chết của trại chủ Tiều Cái phải chăng ẩn tàng một âm mưu tránh quyền đoạt vị. Ai là kẻ chủ mưu ám hại Thác Tháp Thiên Vương? Mũi tên độc đoạt mạng trại chủ Lương Sơn không phải do Sử Văn Cung bắn.
Trong truyện Thủy Hử có những anh hùng ít được nhắc tới, nhưng họ có sức mạnh chẳng kém gì những Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm hay Lý Quỳ.
Nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử có quan điểm rằng, Tống Giang trí chẳng bằng Ngô Dụng, độ giàu có thì kém xa Sài Tiến, xuất thân lại tầm thường chẳng thể so bì với 'trưởng giả bậc nhất Bắc Kinh' Lư Tuấn Nghĩa, võ nghệ thì dĩ nhiên đọ sao nổi với những tay hảo hán yêng hùng như Lâm Xung, Quan Thắng...
108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc tương ứng với ngần ấy 108 tinh tú trên trời. Nhưng trong Thủy Hử, chúng ta không thấy tác gia Thi Nại Am nhắc đến việc Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái – trại chủ đời thứ hai (sau Vương Luân) – người đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng xây dựng thế lực nghĩa quân Lương Sơn Bạc là ứng với ngôi sao nào.
Theo mô tả của Thi Nại Am trong tác phẩm 'Thủy Hử', Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh là người có tài bắn cung giỏi nhất. Sau chiến dịch tấn công Phương Lạp trở về, Hoa Vinh ra làm quan cho nhà Tống. Sau đó, được tin Tống Giang bị gian thần hãm hại, Hoa Vinh đến gặp Ngô Dụng mang xác Tống Giang, Lý Quỳ đi chôn cất, rồi treo cổ tự vẫn.
Ngô Dụng, Lư Tuấn Nghĩa hay Lâm Xung đều là những anh hùng nổi bật về sự mưu trí hoặc khả năng võ thuật. Song tất cả đều quy phục Tống Giang, chỉ vì ông sở hữu 4 chữ quý giá này.
Nếu như đa số 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc là do tác gia Thi Nại Am hư cấu thì 'tứ đại ác nhân' của danh tác Thủy Hử - chỉ 4 đại gian thần của Tống Huy Tông - đều là những nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Bao gồm: Hoạn quan Dương Tiễn, Thái úy Cao Cầu, Thái sư Đồng Quán và Thừa tướng Sái Kinh.
Lư Tuấn Nghĩa 'ra mắt' Thủy Hử với những lời tán dương hoành tráng, từ chính miệng Tống Giang: 'Trong thành Bắc Kinh, có Viên Ngoại họ Lư tên Tuấn Nghĩa, biệt hiệu Ngọc Kỳ Lân, đứng vào hạng Tam Kiệt ở Bắc Hà. Ông ta võ nghệ cao cường, côn quyền không ai địch nổi. Nếu Lương Sơn Bạc có được ông ấy, thì trong bụng tôi không lo nghĩ một điều chi nữa'.
Để tường minh về cái chết của Loan Đình Ngọc, chúng ta tập trung vào những diễn biến xung quanh trận đánh thứ ba của nghĩa quân Lương Sơn ở Độc Long Cương. Trước thời điểm này, Tôn Lập (và các huynh đệ) đã thâm nhập thành công vào lòng địch, gầy dựng được niềm tin với Loan Đình Ngọc cùng cha con họ Chúc qua lần giao chiến (giả)...
Ngô Dụng học rộng tài cao, là quân sư quan trọng của Lương Sơn Bạc, nhưng một nước cờ sai khiến ông thua cả ván cờ. Trong khi đó, Võ Tòng cả cuộc đời long đong lận đận, chỉ có rượu làm bạn. Sau khi đánh thắng Phương Lạp, ông xuất gia đi tu và sống cuộc đời ẩn dật….
Tống Giang, đầu lĩnh số một Lương Sơn Bạc, được sao Thiên Khôi Tinh chiếu mạng. Con đường lên 'Bến nước' rồi thành ông chủ sơn trại, cầm đầu 108 vị anh hùng đánh tan các đợt tấn công của triều đình, dẹp Chúc Gia Trang, hạ Tăng Đầu Thị, nhận chiêu an về triều.
Là một trong số ít những nhân tài bị Tống Giang dùng kế lừa lên Lương Sơn, thế nhưng Lư Tuấn Nghĩa sau đó vẫn chấp nhận xóa bỏ hận thù với những người ông từng coi là giặc cỏ.
Ở một bài viết trước, Dân Việt đã điểm qua kết cục của 8 đầu lĩnh ngoại hiệu dính tới chữ Hổ của Thủy hử. Toàn bộ Bát Hổ đều chết trong chiến dịch dẹp Phương Lạp. Vậy còn những 'con Rồng' của Lương Sơn Bạc thì sao, hậu vận của nhóm này như thế nào.
Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, Đại Đao Quan Thắng chính là võ tướng có thứ hạng cao nhất, ngồi ghế thứ năm, chỉ dưới Đại đầu lĩnh Tống Giang, phó chủ trại Lư Tuấn Nghĩa, Quân sư Ngô Dụng và chuyên gia phép thuật Công Tôn Thắng.
Cái đặc sắc nhất của Thủy Hử là xây dựng được những tuyến nhân vật vô cùng đa dạng, từ nguồn gốc xuất thân, vẻ ngoài, tính cách, bản lĩnh võ nghệ, đến con đường tụ về Lương Sơn. Dĩ nhiên, 108 vị anh hùng Lương Sơn thì mỗi người một vẻ chẳng ai giống ai. Nhưng ngoại hình đẹp đẽ nhất, thì chắc chắn không ngoài Top 5 soái ca dưới đây
End of content
Không có tin nào tiếp theo