Tìm kiếm: Người-Dao
Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên và đặt lại tên đệm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình và đánh dấu mốc trưởng thành của con người.
Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc La Hủ ở Lai Châu. Đó là những ngày vui tươi, phấn khởi khi đồng bào vừa kết thúc một vụ mùa bội thu.
Lễ Cấp Sắc trong tiếng Dao còn được gọi là “quá tăng” – tức là lễ “qua đèn”. Qua đèn tượng trưng cho người được soi sáng, chỉ đường, hướng về tổ tiên, nguồn cội, bỏ qua cái xấu, đi theo cái tốt.
Đối với người Xơ Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam), bếp lửa không chỉ là nơi để đồng bào nấu cơm hàng ngày, nơi để họ sưởi ấm vào những đêm rừng Trường Sơn lạnh giá...
Tuyên Quang có 9 ngành Dao, mỗi ngành mang bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt là trang phục. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Người Sán Chay chuẩn bị đón Tết rất chu đáo bởi sau một năm lao động vất vả, cần mẫn, đây là dịp để họ nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.
Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống, một trong những dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người. Vào những ngày đầu của tháng 12 Dương lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh Điện Biên lại nô nức tổ chức Tết hoa, đánh dấu một năm cũ khép lại với mùa màng bội thu, chuẩn bị cho một năm mới an lành, nhiều may mắn.
Lạng Sơn – tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc, nơi sinh sống của đông đảo bà con dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay... Từ chiếc nôi văn hóa đa dạng ấy, các lễ hội nơi đây mang nhiều nét riêng và độc đáo.
Theo đúng phong tục truyền thống của người Mông đen, xác chết sẽ được giữ ở... trong nhà từ 3 đến 5 ngày để... cúng ma. Người thân, bạn bè bắt đầu ăn uống bên cạnh người chết trong nhiều ngày trước khi đưa người chết về nơi an nghỉ.
Một lần tình cờ chứng kiến lệ tục này, dù cách nay đã hơn 20 năm, mỗi lần nhớ lại tôi hãy còn nổi da gà…
Trong chuỗi hoạt động mang chủ đề “Chợ phiên vùng cao” dịp Tết Dương lịch vừa qua, đồng bào Thái (Sơn La) đã mang đến Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam những món ăn đặc trưng của dân tộc mình trong mâm cỗ đầu năm mới.
Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.
Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa…
Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
End of content
Không có tin nào tiếp theo