Tìm kiếm: Ngân-hàng-nội-địa
(DNVN) - Theo công bố của quỹ đầu tư H2 Ventures và KPMG ví MoMo lần đầu có tên trong Fintech100 - top 100 công ty tài chính công nghệ đột phá toàn cầu. Ví điện tử MoMo là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng năm 2018.
Ví MoMo là ứng dụng tài chính duy nhất từng lọt vào Top 20 ứng dụng miễn phí (Top Free Apps) của kho ứng dụng Google Play và liên tục dẫn đầu danh sách ứng dụng tài chính miễn phí (Top Free Finance).
Hồi giữa tháng 8, ông Keith Pogson, lãnh đạo phụ trách Dịch vụ Tài chính Ngân hàng của Công ty Kiểm toán EY khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhắc đến điểm khác biệt giữa thị trường ngân hàng Việt Nam với các quốc gia khác. Đó là Việt Nam không có một ngân hàng trụ cột có khả năng áp đặt cuộc chơi. Liệu điều này có đúng?
Thị trường bán buôn của các ngân hàng dường như đang bão hòa, khi khối doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, thị trường ngân hàng bán lẻ lại cực kỳ sôi động, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Theo PGS - TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cả nước có thể chỉ cần 30-40 ngân hàng, nhưng với quy mô đủ lớn, thì vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Theo số liệu của NHNN, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9.2013 là 4,62%, giảm nhẹ so với mức 4,64% tính đến cuối tháng 8.2013 (tương đương 152.655 tỉ đồng nợ xấu). Trong khi đó, nhìn vào báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng vừa công bố cho thấy đà tăng của nợ xấu ngày càng lớn và nguy cơ báo động rất cao.
Theo số liệu của NHNN, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9.2013 là 4,62%, giảm nhẹ so với mức 4,64% tính đến cuối tháng 8.2013 (tương đương 152.655 tỉ đồng nợ xấu). Trong khi đó, nhìn vào báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng vừa công bố cho thấy đà tăng của nợ xấu ngày càng lớn và nguy cơ báo động rất cao.
Nên xem xét mở “room” cả với các nhà băng lớn, thay vì chỉ cho phép nới “room” cho các nhà băng yếu kém.
Với môi trường kinh doanh hiện tại, dù có kiểm soát chặt chẽ đến đâu thì các ngân hàng nước ngoài cũng đều đang gặp khó khăn ở những khoản nợ cũ giống như các ngân hàng nội địa.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đại diện duy nhất của Việt Nam được Tạp chí hàng đầu châu Á Asian Banking and Finance trao giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ của năm 2013” (Vietnam domestic Cash Management Bank of the Year) vào ngày 18/7 vừa qua.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để xử lý nợ xấu, Việt Nam không nên theo đuổi một phương án ngắn hạn mà quy trình này cần được thực hiện theo từng bước bài bản, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quốc tế. Trong đó không thể thiếu những bước quan trọng gồm: Ghi nhận nợ xấu; Trích lập dự phòng rủi ro...
Từ 1.3.2013, khi Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, mở cơ chế cho phép thu phí giao dịch ATM nội mạng, một loạt ngân hàng lập tức vào cuộc. Song, cũng nhiều nhà băng vẫn chia sẻ với khách hàng của mình khi chưa thu phí. Trong số đó có một số ngân hàng không chỉ miễn phí rút tiền ATM nội mạng mà còn miễn phí rút tiền ATM liên mạng.
Vừa qua, tại Hongkong, Tạp chí Asia Risks, ấn phẩm chuyên đề về quản trị rủi ro tài chính duy nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã vinh danh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là “Ngân hàng của năm tại Việt Nam - House of the year Vietnam”.
Một thị trường khan hiếm hàng tiêu dùng cơ bản, khan hiếm vật sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất hầu như chưa phát triển nhưng tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phong phú đã trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu đi tìm cơ hội ở mảnh đất nhiều tiềm năng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo