Tìm kiếm: Nuôi-trồng-thủy-sản

"Nhiều người cho tôi là khùng, điên nhà đã nghèo còn bày đặt bỏ tiền thuê đất về trồng cây xanh dụ cò về làm tổ, rồi nó lại bay đi...Nhưng gần 10 năm qua, cò mỗi lúc kéo về làm tổ ngày một nhiều, có thời điểm lên đến hàng nghìn con đậu trắng cả một rừng cây" ông Hà Văn Lâm ở thôn Mai Sơn 1, xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) nói.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Sau hơn 4 thập niên hòa bình, mảnh đất từng chi chít đạn bom nơi “tuyến lửa” Vĩnh Linh đã được thay bằng những cánh đồng lúa trĩu hạt, đồng tôm, những đồi cao su trải rộng; rồi đến Khu công nghiệp, Nhà máy điện gió, điện mặt trời... những đổi thay ấy đã tạo nên "màu sắc” cho sự đổi mới trên mảnh đất Quảng Trị...
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo