Tìm kiếm: Nông-sản-Việt-Nam
DNVN- UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 3125/VPUBND-KT (16/8/2021) về việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho lưu thông, tiêu thụ nông sản các tỉnh Hưng Yên, Đắk Lắk… Bên cạnh đó, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp, nhằm đưa mặt hàng nông sản vào siêu thị trên địa bàn Quảng Bình, góp phần tiêu thụ nông sản Việt Nam.
Hiện nay, nông lâm thủy sản vẫn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Ma Rốc. Đặc biệt, nông sản, nông sản chế biến có đóng góp xấp xỉ 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng loạt nông sản ở khắp các vùng miền trên cả nước đang tạo được tín hiệu tốt trên nhiều sàn thương mại điện tử trong nước. Tuy nhiên, để "con đường" này đi xa hơn, số lượng nông sản bán trên sàn thương mại điện tử nhiều hơn thì chắc chắn còn rất nhiều việc phải làm.
DNVN - Đại diện Bưu điện Việt Nam - một trong hai doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giao nhiệm vụ hỗ trợ đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử - cho biết rất khó tiếp cận bà con nông dân để qua đó đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn bà con mở tài khoản và tiêu thụ hàng hóa trên môi trường số.
DNVN - Lạng Sơn đã hỗ trợ nông dân phát triển 4.500 cửa hàng số, gian hàng số trên thương mại điện tử (TMĐT), mục tiêu đạt 45.000 gian hàng số, để họ tự bán các sản phẩm mình làm ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập của người nông dân.
Hệ thống phân phối sản phẩm Việt Nam rộng khắp nước Đức đồng thời là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.
DNVN - Vương quốc Anh là một thị trường lớn nhưng có yêu cầu cao về chất lượng nông phẩm và rất cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tiếp cận thị trường này khi và chỉ khi thực hành sản xuất theo Global GAP hay Euro GAP và áp dụng các quy chuẩn quản trị quốc tế như ISO, SA và ILO.
DNVN - Việt Nam đang bắt đầu vào vụ nhãn. Song, việc tiêu thụ trong và ngoài nước đối với nhãn tươi và các sản phẩm chế biến chịu tác động lớn bởi đại dịch COVID-19, trong khi công tác bảo quản sản phẩm chưa đạt yêu cầu để có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước ở xa. Do đó, cần đẩy mạnh việc bán cho thị trường truyền thống là Trung Quốc.
DNVN - Tại Hội nghị "Kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021" diễn ra sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa nông sản Việt Nam đi được xa hơn và bền vững hơn.
DNVN - Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Công Thương, “Taiwan Excellence” thực hiện hoạt động công ích vì cộng đồng, hỗ trợ tiêu thụ hoa quả đang vào vụ thu hoạch của người nông dân Việt Nam với tổng trị giá 230 triệu đồng, dành gửi tặng tới các bệnh viện hạt nhân trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 của Hà Nội.
Vẫn biết dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng cao, nhưng phí logistics của các nước xuất khẩu nông sản cạnh tranh với Việt Nam lại rẻ hơn rất nhiều so với chúng ta. Đây là câu chuyện bất thường, phản ánh những bất cập trong khâu vận chuyển nông sản xuất khẩu hiện nay.
“Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ dừng lại với 3 tấn vải thiều xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, mà sẽ là con số lớn hơn rất nhiều. Nhiều loại trái cây nông sản, đặc sản từ nhà sản xuất Việt Nam sẽ đến tận tay người tiêu dùng quốc tế”.
Bắc Giang vừa trải qua mùa vải thiều có thể nói là khó khăn nhất trong lịch sử khi dịch bệnh bùng phát, nhưng lại lập được những kỷ lục mới về sản lượng, chất lượng và tiêu thụ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021–2030, giúp tạo nên những đột phá về chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và cải thiện sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
6 tháng đầu năm, trong bối cảnh COVID-19, nông nghiệp vẫn chứng tỏ sức bật đáng kể. Nửa cuối năm, nông nghiệp sẽ tiếp tục vượt khó thế nào, đặc biệt là tiêu thụ nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo