Tìm kiếm: Phục-Hồi-Sản-Xuất

DNV - Trao đổi với phóng viên DNVN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết 85.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có thể chưa phản ánh hết con số thực do nhiều doanh nghiệp chưa báo cáo. Việc cần làm ngay bây giờ là tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cắt giảm chi phí và cải cách thủ tục hành chính.
DNVN - Kế hoạch này vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành nhằm bảo đảm việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong tình hình mới. Bên cạnh đó, UBND tỉnh vừa có Công văn chấp thuận chủ trương xây dựng cơ chế hỗ trợ học phí cho học sinh.
DNVN – Trước bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn đang từng bước được kiểm soát, tỉnh Bình Dương triển khai mô hình "3 xanh", "3 tại chỗ linh hoạt", với kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí để duy trì duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.
Từ những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng nông lâm thủy sản thì việc xem xét, đề xuất thêm các chính sách để hỗ trợ cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều này được ví như “liều thuốc” để đối phó với các bất trắc từ đại dịch.
Việc chậm mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường như cách chuyển từ mục tiêu "zero COVID-19" sang "sống chung" với COVID-19 không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi mà còn giúp đất nước không mất đi những cơ hội về đầu tư, về đơn hàng và bắt kịp đà phục hồi của thế giới.
DNVN - Sau thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khó lường. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Long An chỉ đạo thực hiện áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15 trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h ngày 21/9.
Để các doanh nghiệp “sống chung” với đại dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại thì điều mà họ cần nhất chính là việc gỡ rối các quy định về phòng chống dịch nhằm tránh những “vòng kim cô” có thể làm khó việc khơi thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, khôi phục sản xuất.
DNVN - Tính đến 31/8/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020. Tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

End of content

Không có tin nào tiếp theo