Tìm kiếm: Sông-Tranh-2
Trước tình hình khô hạn, ngày 14-5, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo các nhà máy thủy điện trên trên địa bàn, yêu cầu khẩn trương xả nước để đẩy mặn và phục vụ cho mùa hè thu 2012.
Trong khi các vấn đề ở các đập thuỷ điện khác ở tỉnh Quảng Nam thuộc về quy trình quản lý và vận hành, công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 đang trở thành một trong các sự cố bất ổn điển hình nhất về kết cấu xây dựng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Ngày 7/5 tại Quảng Nam, Hội thảo khoa học Phát triển thủy điện bền vững: Các bài học và khuyến nghị do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức. Một lần nữa tính an toàn của đập Sông Tranh 2 được các nhà khoa học mổ xẻ.
Ngày 3/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam có công văn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo ban quản lý dự án Thủy điện 3 khẩn trương xử lý chống thấm triệt để và đảm bảo đối với sự cố xảy ra ở đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 trước ngày 30/8. Không hoàn thành đúng thời hạn trên sẽ không cho tích nước mùa mưa năm nay.
Đó là câu hỏi của nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi-GS.TS Vũ Trọng Hồng-tại cuộc họp của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội ngày 28-4, nhưng lãnh đạo Bộ Công thương (đại diện đơn vị tư vấn thiết kế) không đưa ra được câu trả lời
Việc đơn vị thi công xử lý các vết nứt trên thân đập hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 bằng cách trám xi măng được GS.TS Nguyễn Thế Hùng đánh giá là chưa từng có trên thế giới.
Sau gần một tuần khảo sát, đánh giá tại đập thủy điện Sông Tranh 2, sáng 10/4 các chuyên gia của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã có những kiến nghị đầu tiên về sự cố đập Sông Tranh 2 với chính quyền Quảng Nam.
Đập Sông Tranh 2 bị rò rỉ (chính xác hơn là bị nứt) do đâu? Nếu là do các khe nhiệt thì nó đã phải xảy ra ít ngày sau khi tích nước, bởi áp lực nước từ hồ vào thành đập không nhỏ mà chiều dày đập lại không quá dăm chục mét. Một nguyên nhân khác chúng tôi muốn lưu ý trong vụ việc này: động đất. Nếu động đất xảy ra ở khu vực này mạnh như cuối tháng 11.2011 thì đập Sông Tranh 2 sẽ khó đứng vững.
Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới. Nhưng khi đập Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ, một túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn thì giọt nước đã tràn ly. Người dân, giới chuyên gia yêu cầu phải thay đổi trước khi quá muộn cho một, hay nhiều thảm họa chực chờ.
Công trình chất lượng tốt hay không tốt thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư -Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói tại cuộc họp báo về sự cố thủy điện Sông Tranh 2 hôm nay, 28/3.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho biết, Ủy ban đã có văn bản gửi Bộ Công thương yêu cầu làm rõ nguyên nhân sự cố rỏ rỉ nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam.
Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về đề xuất thu phí giao thông đường bộ, đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tại phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 27/3.
Ngay cả trong tình huống khả quan nhất là rò nước ở mái hạ lưu do khe nhiệt như nhận định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Phạm Kim Sơn, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng, Đại học Queensland (Úc), đề nghị phải khẩn trương cho rút mực nước nhanh hơn nữa ở thượng lưu và sẽ phải sửa chữa cực kỳ công phu chứ không đơn giản như kế hoạch của EVN.
Trước sự cố rò nước ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2, TS Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, nói với PV Tiền Phong rằng, thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên một khu vực tồn tại các đứt gãy đang hoạt động, có thể gây ra động đất 5,5 độ Richter.
Sáng nay (26-3), tại Thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam và Quân khu 5 xem xét lập phương án cứu hộ cứu nạn cho thủy điện này, nếu tình huống xấu xảy ra khi có mưa lũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo