Tìm kiếm: Tài-sản-thế-chấp

Hoạt động đầu tư, kinh doanh trong kinh tế thị trường luôn gắn với chuyện vay tiền và nợ nần. Chuyện chậm thanh toán, chậm trả nợ theo hợp đồng có thể là “chuyện cơm bữa” trên thương trường. Song, chắc ít có trường hợp vay, trả - trả vay nào lại xảy ra một cách lạ lùng, như ở Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank)…mà chúng tôi nêu ra sau đây.
Doanh nghiepvn.vn đã đăng bài “ Có nên cưỡng chế thi hành án để đẩy các bên và cơ quan hữu quan vào thế ngang trái”. Phán ánh việc Cục Thi hành án Dân sự TP Hải Phòng tiến hành kê biên, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng của Công ty TNHH In và Quảng cáo Trường Hồng không đúng quy định, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, gây ra những hệ lụy ngang trái khó khắc phục. Chúng tôi tiếp tục phân tích rõ hơn về những sai phạm này.
Liên quan đến bài viết “Ngân hàng Techcombank bị tố “tự ý” cắt khóa xiết nợ khách hàng” được báo doanhnghiepvn.vn đăng tải vào ngày 14/5/2015. Với tư cách là cơ quan ngôn luận, phản ảnh thông tin trung thực, khách quan, đa chiều. Báo doanhnghiepvn.vn xin đăng lại toàn văn thông báo của ngân hàng Techcombank, đại diện là ông Thiều Ánh Dương – Giám đốc xử lý nợ.
Ngày 11.5, tại cuộc họp của UBND TP.HCM với các sở, ngành về giải quyết những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP, cho biết số liệu thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 10 dự án rơi vào tình trạng chủ đầu tư thế chấp giấy đỏ cho ngân hàng. Khi bán nhà cho người dân, chủ đầu tư đã không giải chấp để lấy sổ đỏ làm hồ sơ cấp giấy hồng cho dân.
Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, cho rằng tại thời điểm này rủi ro pháp lý dường như là rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp, doanh nhân. Nhà đầu tư là cổ đông nhỏ (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) của ngân hàng cũng đang đứng trước những rủi ro lớn về pháp lý.

End of content

Không có tin nào tiếp theo