Tìm kiếm: Thép-xây-dựng

Trong khi gánh nặng tiêu thụ chưa có lời giải thì hai ngành này tiếp tục đối mặt với gánh nặng mới khi ngành điện đang dự thảo tăng giá bán điện cho hai ngành thêm từ 2-16%. Nếu dự thảo được áp dụng, nhiều doanh nghiệp thép và xi măng sẽ trở nên khốn đốn.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), hiện các doanh nghiệp (DN) ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản nếu không có sự can thiệp kịp thời bằng các chính sách của nhà nước.
Lý do dẫn tới nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh thép là điều không tránh khỏi, bởi thị trường bất động sản còn trầm lắng, cùng với thép Trung Quốc tràn vào lấn át thép nội địa, rồi lại phải đối mặt với hàng loạt thách thức áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 5/2013 chỉ nhích tăng 0,75% so với tháng trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức 5 tháng đầu năm tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Đó là thông tin tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước ngày 27/5.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nền kinh tế trong nước trong những tháng còn lại của năm 2013 vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Dù vậy, sức ép tăng giá của các mặt hàng thiết yếu đã giảm. Trong khi đó, việc tăng viện phí và học phí là hai yếu tố áp lực đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Bộ Công Thương cho biết: Hiện ngành thép còn tồn kho 330.000 tấn thép, tăng 50.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012 do tiêu thụ thép vẫn khó khăn.
Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, người buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tới 100 triệu đồng; còn người sản xuất các loại mặt hàng trên có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)- ông Phạm Chí Cường dự báo: năm 2013, thị trường thép nội địa sẽ ấm lên chút ít, với mức tăng chỉ 3% do thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi mạnh mẽ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo