Tìm kiếm: Thép-xây-dựng

Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chưa có dấu hiệu hồi phục vững chắc, dự báo ngành công nghiệp thép trong nước năm 2013 chỉ có thể duy trì sản lượng sản xuất và tiêu thụ như năm 2012 và nếu có tăng chỉ ở mức khiêm tốn, từ 2%-3%.
Theo Bộ Tài chính dự báo, cuối năm các mặt hàng thực phẩm thiết yếu sẽ tăng giá, trong khi đó, vật liệu xây dựng khó tăng giá do sức cầu yếu. Mặt hàng đường được dự báo sẽ giảm giá trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào với “đóng góp” của đường nhập lậu.
Các doanh nghiệp thép đang chịu nhiều sức ép bủa vây. Ở trong nước thì tình trạng ế ẩm chưa chấm dứt, khó khăn vốn chưa được giải quyết… Từ bên ngoài, thép Trung Quốc giá rẻ liên tiếp tấn công giành giật thị phần… như dìm doanh nghiệp thép trong nước ngập sâu vào khốn đốn và có nguy cơ chết hẳn.
Nạn mất cắp hàng hóa thường xuyên diễn ra trong quá trình vận chuyển không chỉ làm giảm uy tín của doanh nghiệp mà còn đẩy doanh nghiệp rơi vào cảnh nợ nần chồng chất do phải bồi thường thiệt hại cho phía chủ hàng.
Theo Quy hoạch phát triển ngành thép VN giai đoạn 2007 – 2015 đã được Thủ tướng phê duyệt, các dự án nhà máy thép phải có chỉ tiêu cụ thể, có giới hạn cả về số dự án cũng như tổng công suất. Vậy nhưng, dù cung đã vượt xa cầu vẫn có chủ đầu tư tìm mọi cách để được triển khai dự án.
Trong đợt “đại dịch” giải thể doanh nghiệp này, từ doanh nghiệp “còi cọc” đến doanh nghiệp khỏe mạnh, cung cấp việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn công nhân cũng bị giải thể hoặc ngấp nghé giải thể. Nguyên nhân lớn nhất là ngân hàng buông tay
Đầu Xuân 2012, trong chương trình “Mừng Đảng, mừng Xuân, doanh nhân vượt khó” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp doanh nhân – TGĐ công ty TNHH Anh Trang Nguyễn Thị Loan. Vẫn nụ cười duyên dáng và phong cách tiếp xúc lịch lãm, chị trao đổi với chúng tôi về sự phát triển của công ty và những cảm nghĩ của chị trong năm mới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo