Tìm kiếm: Thứ-trưởng-Bộ-Lao-động-Thương-binh-và-Xã-hội

“Với một trường hợp chưa có tiền lệ và có tính chất phức tạp liên quan đến chính sách xã hội của cả một quốc gia, thời gian xử lý chỉ trong vài ngày là một thành công thực sự”. Bà Đặng Thị Hải Hà nguyên là Cố vấn trưởng Dự án hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ về tuân thủ bền vững các tiêu chuẩn quốc tế về quan hệ lao động, thời giờ làm việc và lương công bằng trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày tại Việt Nam nhận định về việc giải quyết vụ đình công của công nhân Công ty Pou Yuen, Tp.HCM.
Trên cơ sở trao đổi với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lắng nghe nguyện vọng của người lao động, đặc biệt là cuộc gặp gỡ với người lao động tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, ngày 01/4/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Công văn số 1126/LĐTBXH-BHXH về việc ghi nhận ý kiến, kiến nghị của người lao động.
“Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu phải được tính toán kỹ theo nguyên tắc kinh tế thị trường dựa trên thương lượng. Nếu điều chỉnh quá nhanh, với mức tăng cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu điều chỉnh chậm, mức tăng thấp thì đời sống của người lao động khó khăn”. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có một số chia sẻ về tình hình tiền lương
Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, là một vấn đề mang tính toàn cầu, xảy ra ở mọi xã hội, trong đó có Việt Nam. Các hình thức bạo lực phổ biến bao gồm: bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và mua bán người… Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy 58% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 60 đã từng kết hôn cho biết họ từng bị bạo lực do chồng hoặc bạn tình gây ra ít nhất một lần.
Sau một thời gian thực hiện, các chính sách hỗ trợ người nghèo đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến người nghèo ỷ lại, không muốn thoát nghèo. Giờ đây, khi việc tập trung ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo, huyện nghèo đã gần hoàn thiện thì việc thay đổi các chính sách hỗ trợ thoát nghèo giai đoạn 2016-2020 cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết.
Những ngày này, tìm kiếm trên Google với từ khóa “lương lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, trang đầu tiên hầu như hiện ra thông tin và bình luận về việc Bộ Công thương vừa công bố tiền lương của 120 chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, và các lãnh đạo chủ chốt ở 11 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do bộ này quản lý trong năm 2013.

End of content

Không có tin nào tiếp theo