Tìm kiếm: Thay-Đổi-Chất

(DNVN) - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, mặc dù GDP quý 1/2017 chỉ đạt 5,1%, thấp nhất trong 4 năm qua nhưng có cơ sở để phấn đấu đạt mục tiêu 6,7%, bởi tiềm năng cho sự phát triển kinh tế những tháng cuối năm là có và có khả năng khai thác được.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7% nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Nếu tiến trình cổ phần hóa lần này không đạt được hiệu quả kỳ vọng, nền kinh tế sẽ tiếp tục “ngụp lặn” trong khó khăn, khó có thể phục hồi để phát triển bền vững được. Đó là nhận xét của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, về tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài, theo GS.TSKH Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, ngoài nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, thì làm thế nào để biến công nghiệp, công nghệ nước ngoài thành công nghệ của Việt Nam là câu chuyện người Việt phải “làm bằng được”.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết 16 giờ chiều nay 9.5, Thanh tra Sở và lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội sẽ chính thức có thông tin về sự việc nhân viên y tế tại phòng tiêm 70 Nguyễn Chí Thanh ăn bớt vắc xin khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ.
Thời gian gần đây, các hãng sữa đồng loạt thay đổi tên gọi thành thức ăn công thức, thức ăn bổ sung, thực phẩm chức năng... không còn mang nhãn sữa bột như trước. Lý do được các hãng sữa đưa ra là thay đổi cho phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Thực chất, việc thay đổi này đem lại lợi ích cho ai?

End of content

Không có tin nào tiếp theo