Tìm kiếm: Thuế-nhập-khẩu-giảm

(DNVN) - Sau khi Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA) do Chính phủ Thái Lan và Indonesia cung cấp, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô coi như đã vượt qua được "hàng rào" Nghị định 116. Niềm vui chưa được bao lâu thì thị trường ô tô nhập khẩu lại “ứng phó” với nỗi lo mới.
(DNVN) - Trong 11 nước tham gia CPTPP có Singapore và Malaysia - hai nước mà Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất. Theo cam kết từ CPTPP, các nước thành viên sẽ tiến tới việc cắt giảm thuế suất bằng 0% trong vòng 7 năm. Điều này sẽ mở ra cơ hội nhập khẩu xăng dầu với mức giá rẻ hơn trước.
Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% áp dụng từ ngày 1/1/2019. Lo ngại tăng thuế sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ đầu tư - sản xuất và lưu thông mà cuối cùng là hàng triệu người dân bị tác động, nhiều bộ, ngành, hiệp hội, địa phương có ý kiến không đồng tình. Dẫu vậy, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quyết tâm muốn tăng thuế VAT và chỉ “lùi một bước nhỏ”.
Nếu cải cách DNNN (doanh nghiệp Nhà nước) được đẩy mạnh như dự kiến, khu vực DN (doanh nghiệp) ngoài Nhà nước vươn lên mạnh hơn, bắt nhịp cùng DN FDI trong hội nhập thì có khả năng kinh tế nước ta sẽ từng bước phát triển vững chắc.
Dòng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xilanh nhỏ sẽ có lộ trình giảm thuế khoảng 15 - 25% so với hiện tại. Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), điều này có thể giúp giá một số dòng ô tô giảm tới 42% so với hiện nay nhờ thuế nhập khẩu về 0%, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ còn 20%.

End of content

Không có tin nào tiếp theo