Tìm kiếm: Thông-tư-02

Ngân hàng (NH) đang tìm cách đẩy mạnh cho vay hòng đạt tăng trưởng tín dụng 12%. Nhưng có cần tăng tín dụng hơn nữa khi nhu cầu thấp và mục tiêu của tái cơ cấu là nâng cao hiệu quả đồng vốn và chất lượng tín dụng.
Mặc dù VAMC đã được thành lập, những hợp đồng mua nợ xấu đã được ký kết nhưng quan điểm xử lý nợ xấu thế nào giữa các chuyên gia vẫn còn nhiều khác biệt. Điều này được thể hiện khá rõ ràng tại cuộc hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014-2015” do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN nội dung về phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng. Tuy là một văn bản của ngành Ngân hàng nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp muôn vàn khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Nguồn tin từ VCSC cho biết, trong kế hoạch đầu tư vào các ngân hàng khác, VCB sẽ tăng vốn đầu tư và Ngân hàng Quân đội (MB) lên trên 9,7% và thoái dần vốn khỏi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) xuống dưới 8,2%.
“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang nhân cơ hội đình đốn để bỏ tiền mua lại các tài sản rẻ của doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả thị trường cà phê, nước, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày đều bị “ngoại hóa”... và thiếu đi bóng dáng của các doanh nghiệp Việt”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu quan điểm khi trao đổi với chúng tôi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo