Tìm kiếm: Trái-phiếu-chính-phủ

Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, Thông tư này được cho là sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thị trường chính sách tiền tệ. Để thị trường hiểu rõ hơn mục đích ban hành cũng như tác động của Thông tư 36, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước xung quanh vấn đề này.
Tại Hội thảo “Giải pháp tái cơ cấu đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới mô hình tăng trưởng do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 7/11, đa số các ý kiến tham luận đều cho rằng tái cơ cấu đầu tư công dù có kết quả bước đầu nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
“Xây rồi đập, đập rồi xây... Có công trình xây rồi bỏ hoang. Nhiều dự án vay vốn ODA do Chính phủ bảo lãnh, nhưng không tính toán kỹ, gây lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, khiến Chính phủ phải bỏ tiền trả nợ. Từ đó khiến nợ công, nợ quốc gia gia tăng sát tới ngưỡng không an toàn....” - đó là một bất cập lớn mà ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp đã nêu ra tại nghị trường, trong phiên QH thảo luận về tái cấu trúc nền kinh tế.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,62%, tổng vốn đầu tư xã hội (yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế) đạt 31,3% GDP, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Vấn đề là làm thế nào để kinh tế phát triển bền vững trong giai đoạn tới?
Theo thông cáo báo chí từ cổng thông tin Chính phủ, đến cuối năm 2013, nợ công bằng 54,2% GDP (trong đó nợ Chính phủ 42,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,1%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến cuối năm 2014 nợ công khoảng 60,3% GDP (trong đó nợ Chính phủ 46,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh 12,6%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Các chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.

End of content

Không có tin nào tiếp theo