Tìm kiếm: Vụ-tín-dụng
Để vực dậy 90.000 doanh nghiệp đang bị tê liệt sản xuất do ảnh hưởng dịch COVID-19, doanh nghiệp rất cần một khoản cấp vốn cho vay mới với các cơ chế đột phá, nếu không các ngân hàng thương mại sẽ không dám triển khai.
Đẩy mạnh việc gắn kết chính sách tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH.
DNVN - Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không đưa ra kiến nghị ngành ngân hàng cho các doanh nghiệp hàng không vay hơn 30.000 tỷ đồng để trang trải các khoản nợ phải trả. Trong đó Vietnam Airlines cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi 10.000 - 12.000 tỷ đồng, Vietjet trên 10.000 tỷ đồng, Bamboo 5.000 tỷ đồng, Pacific Airlines 5.700 tỷ đồng, Vietravel 1.000 tỷ đồng.
DNVN - Đây là ý kiến của các chuyên gia và mong muốn của doanh nghiệp (DN) trước thông báo của Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng "bơm" ra nền kinh tế nhằm hỗ trợ người dân, DN.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 10/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động.
Nhiều khoản vay biến thành nợ xấu do tác động của đại dịch COVID-19, trong khi nợ cũ phát sinh từ cách đây cả chục năm vẫn chưa xử lý được khiến nợ lãi gấp 2 - 3 lần nợ gốc. Do đó, các ngân hàng cũng như các chuyên gia kinh tế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục đưa ra những chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được phục hồi, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và người dân có xu hướng tăng, trong khi các ngân hàng thương mại hạn chế nguồn cung VND đã khiến lãi suất huy động rục rịch tăng trong thời gian gần đây.
Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II và vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
Để tạo ra "cơn sốt" đất, hiện nay ngoài lý do quy hoạch, "cò" đẩy giá đất lên cao… theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, một phần còn do lãi suất cho vay bất động sản (BĐS) giảm mạnh so với những năm trước, từ đó dòng tiền ào ạt đổ vào đất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường các biện pháp tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
DNVN - Ngày 5/3/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản số 1370/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay mua nhà, khiến dòng tiền vẫn luồn lách, đổ vào bất động sản (BĐS) ngày một gia tăng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, lĩnh vực BĐS tiềm ẩn rủi ro, do đó, cơ quan này sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt để tín dụng BĐS tăng trưởng lành mạnh, bền vững.
Những năm trước, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng con số tăng trưởng tín dụng tại thời điểm cuối năm trước để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm sau. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ có điều chỉnh bằng cách lấy theo số tăng trưởng bình quân, để sát với tình hình thực tế hơn.
Hiện nay thanh khoản tại các nhà băng vẫn khá dồi dào, không có động thái tăng lãi suất tiền gửi trên thị trường. Hiện một số ngân hàng đang có động thái tung ra các chương trình khuyến mãi để tri ân và "giữ chân" khách hàng.
Thông tin trên được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại buổi họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 diễn ra sáng nay (24/12/2020).
End of content
Không có tin nào tiếp theo