Tìm kiếm: Việt-Nam---EU
DNVN - Chiều 5/8, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh tại Cần Thơ cùng bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và các đối tác đã ký kết trực tuyến Chương trình hành động 2021 của Nền tảng kinh doanh bền vững Hà Lan - Việt Nam.
DNVN - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Sau 1 năm thực thi, Việt Nam đã tận dụng tốt hiệp định và đem lại những "trái ngọt" ban đầu.
Với các tiêu chuẩn cao từ Hiệp định đã buộc doanh nghiệp và các cơ quan liên quan của Việt Nam phải vươn lên để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 27 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Con số này sẽ tiếp tục tăng khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có hiệu lực sau khi được phê chuẩn ở từng quốc gia thành viên EU.
Xuất khẩu rau quả nửa đầu năm nay cho thấy sự phục hồi tăng trưởng rất tốt giữa đại dịch COVID-19 và đang dần “xoay trục” nhằm tận dụng những thị trường lớn trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhưng song song đó, ngành rau quả cũng cần xoay sở tốt ở “trục" thị trường nhà.
Đến thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm nay.
Điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đức tạo điều kiện để Việt Nam sớm tiếp cận nguồn vaccine, hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine với các hãng dược phẩm của Đức; đồng thời cảm ơn chính quyền và nhân dân một số bang của Đức đã gửi tặng 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 cho Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex nhất trí về việc chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ cung cấp vaccine và phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch.
DNVN - Theo báo cáo về thị trường gạo của Việt Nam do Việt Nam Biz thực hiện, nếu dịch COVID-19 diễn ra phức tạp thì có thể buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, đặc biệt là gạo, từ đó thúc đẩy giá gạo phục hồi và tăng.
DNVN - Thị trường Ba Lan có nhu cầu lớn về nhiều loại mặt hàng nông sản, thực phẩm, trong khi đây là những sản phẩm thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, còn rất nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Gạo Việt Nam vào EU chỉ chiếm 6%, trong khi Thái Lan và Campuchia cao hơn rất nhiều. Như vậy, hạn ngạch 80.000 tấn vào EU của Việt Nam theo cam kết EVFTA là một khối lượng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu bình quân là 2,3 triệu tấn/năm của các nước EU và Vương quốc Anh.
Đánh giá về triển vọng của môi trường kinh doanh của Việt Nam trong quý 2 năm 2021, 67% doanh nghiệp châu Âu dự đoán là 'xuất sắc' hoặc 'tốt', con số dự đoán lạc quan này tăng 12% so với dự đoán đưa ra cho quý 1/2021.
DNVN - Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ đầu năm 2021, và kết quả này cũng được phản ánh qua niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu. Khi được hỏi về triển vọng của môi trường kinh doanh của Việt Nam trong quý tới, 67% doanh nghiệp dự đoán là "xuất sắc" hoặc "tốt" - tăng 12% so với quý trước.
Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả, kim ngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷ USD năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD năm 2020.
DNVN - Sau 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ cùng các bộ ngành đã thúc đẩy quan hệ song phương đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sau. Trong đó, quan hệ thương mại là quan hệ tiền đề và quan trọng thúc đẩy hợp tác rộng rãi và đa dạng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo