Tìm kiếm: Viện-trưởng-CIEM

DNVN - CIEM cho biết, nếu đạt được đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6.76%/năm giai đoạn 2021-2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất.
Trong năm 2021, mục tiêu hàng đầu cần hướng tới là tập trung khắc phục hậu quả COVID-19, khôi phục tăng trưởng kinh tế, trong đó kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra.
DNVN - Từ góc độ thể chế, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhưng tiêu chuẩn lại thấp. Liệu khi tham gia RCEP có làm cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam mất đi động lực nâng cao chất lượng hàng hóa. Còn ở góc độ thể chế, tham gia RCEP có khiến nước ta mất đi động lực cải cách hay không?
DNVN - Sáng 20.01.2021, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo "Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam".
DNVN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% trong kịch bản 2. Giới chuyên gia cho rằng, dự báo của CIEM là khá thận trọng bởi nhiều nguyên nhân, đồng thời đưa ra cảnh báo không nên quá chủ quan, tự mãn.
DNVN - Theo nghiên cứu của CIEM về triển vọng kinh tế 2020, có 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo Kịch bản 1 và 2,6% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong Kịch bản 1 và giảm 1,9% trong Kịch bản 2 (so với năm 2019).
DNVN - Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến kinh tế Việt Nam, các chuỗi đứt gãy trong cung – cầu của các nền kinh tế thế giới, sự đóng băng của các nước khiến nước ta gặp ít nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đã có những đánh giá nhận diện về điểm nghẽn phát triển kinh tế Việt Nam hậu Covid-19.

End of content

Không có tin nào tiếp theo