Tìm kiếm: XK-sang-Trung-Quốc
Có nhiều khó khăn khách quan dẫn đến xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 không đạt được mục tiêu, nhưng nổi bật nhất là cá tra và tôm phải đối mặt với nhiều thách thức. Để phát huy được hết thế mạnh, tránh lãng phí, ngành thủy sản cần được khai thác theo chiều sâu.
Dự báo những khó khăn về xuất khẩu gạo Việt trong năm 2019 sẽ còn “đeo bám” sang năm 2020, điều này đặt ra yêu cầu mạnh mẽ hơn trong nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị hạt gạo và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Sau 5 năm nỗ lực đàm phán cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện, quả vải Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản. Chinh phục thêm một thị trường xuất khẩu là thêm một cơ hội giúp giá quả vải ổn định, người dân trồng vải có nguồn thu nhập cao.
Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam dễ gây ra tâm lý dễ thì làm, khó thì bỏ, chủ động đứng bên ngoài sự phát triển của chuỗi giá trị. Do đó, cần thay đổi tư duy, bỏ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là nhất thể hóa theo chính ngạch.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa NLTS 10 tháng ước tính đạt 59,1 tỷ USD với kim ngạch XK đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với 10 tháng năm 2018; NK ước khoảng 25,9 tỷ USD, giảm 0,5%. Thặng dư thương mại NLTS đạt 7,3 tỷ USD, cao hơn 664 triệu USD so với cùng kỳ.
Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững tại các thị trường này, việc nghiên cứu tập quán tiêu dùng và lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp rất quan trọng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu (XK) chả cá và surimi của Việt Nam đạt 213,5 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8/2019, XK mặt hàng này đạt gần 31 triệu USD, tăng 0,6%.
Trung Quốc vừa có văn bản đồng ý mở cửa thị trường cho 3 sản phẩm thủy sản gồm ngao hoa, ngao trắng và nghêu lụa vào Danh mục các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Trong khi nhiều địa phương vẫn loay hoay, thì Bắc Giang với quả vải là sản phẩm chủ lực, đã sớm mở được lối đi bài bản, bền vững cho loại trái cây này tại thị trường tỉ dân.
Xuất khẩu (XK) rau, quả sang thị trường Trung Quốc đang chững lại do các doanh nghiệp (DN) XK Việt Nam vẫn còn khá lúng túng, chưa thích ứng được với những biện pháp quản lý nhập khẩu của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Thực tế này đòi hỏi cả DN lẫn người sản xuất phải cập nhật thông tin, thay đổi cho phù hợp.
(DNVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ trong năm 2018 có nhiều bất ngờ hơn dự kiến khi đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Trương Đình Hòe-Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), với mức 2,2 tỉ USD, xuất khẩu cá tra đã ở mức giá trị cao nhất từ trước đến nay và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành thế mạnh này của Việt Nam.
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) vừa lưu ý doanh nghiệp (DN) đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản mới sang Trung Quốc.
(DNVN) - Trước đà tăng trưởng của nửa đầu năm nay, xuất khẩu ngành thủy sản dự báo sẽ đạt 8 tỷ USD, tăng 14% so với 7,05 tỷ USD của năm 2016.
(DNVN) - Từ tăng trưởng âm 25,3% trong năm 2015, ngay từ đầu năm 2016, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đảo chiều đi lên và duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong suốt cả năm 2016 từ 0,1 - 12,3% (trừ tháng 5/2016).
End of content
Không có tin nào tiếp theo