Tìm kiếm: XK
Việc thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, hình thành các trung tâm chế biến sâu, liên kết chuỗi từ sản xuất, thu mua đến chế biến tinh là rất cần thiết để nông sản vùng Tây Nguyên “cất cánh”, có giá trị gia tăng cao gấp nhiều lần so với xuất thô hoặc có hàm lượng chế biến thấp như hiện tại.
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy….
Chưa bao giờ vị thế của gạo Việt Nam ở thị trường EU lại cao như hiện nay, nhưng theo các doanh nghiệp thì giá rẻ chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu.
Mức độ xuất khẩu quá ít ỏi của ngành chăn nuôi đến mức phải “soi kính hiển vi mới thấy” như chia sẻ mới đây của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là rất đáng lưu tâm, khi mà những mặt tồn tại của ngành này vẫn còn đó.
Tính đến tháng 8/2020 đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị và đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng với diện tích trên 180.000 ha cho 9 loại quả tươi (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục hướng đến sản xuất sạch hơn để thoát khỏi rủi ro “cấm cửa” từ quốc gia nhập khẩu, như bài học từ việc Ảrập Xê út đã 2 năm nay áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản Việt và mới chỉ cho phép 12 doanh nghiệp Việt được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt.
Ngày 16/9, có thêm một doanh nghiệp Việt xuất khẩu 296 tấn cà phê sang EU với ưu đãi thuế 0%. Việc đón đầu lợi thế theo Hiệp định EVFTA để cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU là rất cần thiết trong lúc này.
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực mấu chốt, tiền đề quan trọng của nền kinh tế số mà Việt Nam đang phát triển.
Vụ việc phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc dán mác hàng Việt để xuất sang Ấn Độ tiếp tục cho thấy “bóng ma” gian lận xuất xứ vẫn lảng vảng phía trước. Nguy cơ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu, thậm chí là dừng việc cho hưởng ưu đãi thuế quan, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa vẫn luôn chực chờ.
Phát biểu mới đây của ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An “90% người Việt Nam ăn gạo bẩn” vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia nói rằng đây là một nhận xét không thỏa đáng, không có căn cứ và không công bằng cho gạo Việt trong bối cảnh hiện nay.
Chọn việc chế biến để gia tăng giá trị nông sản, có thương hiệu chuyên nghiệp, “bắt sóng” nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn ngặt nghèo... là cách mà một số doanh nghiệp nhỏ đang làm để “ăn chắc, mặc bền” cho xuất khẩu.
DNVN - Ngày 5/9/2020, Tổng cục Hải quan đã lên tiếng chính thức sau khi có phản ánh 1 số vướng mắc của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương liên quan đến việc truy thu thuế của cơ quan Hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được xử lý miễn thuế theo hướng dẫn nêu trên.
Tháng 8, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 cho hàng hóa Việt Nam đi châu Âu với kim ngạch 277 triệu USD. Các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may... Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh.
Đã có 7.200 bộ C/O được cấp trong tháng đầu tiên tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Tối đa hóa lợi ích từ việc giảm thuế ưu đãi bằng tuân thủ quy tắc xuất xứ là điều rất cần với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong lúc này.
EU đang là một thị trường hấp dẫn, chiếm khoảng 30% tiêu dùng cà phê toàn cầu. Với những cơ hội từ Hiệp định EVFTA, không có lý do gì ngành cà phê Việt Nam để tuột mất thị trường giàu tiềm năng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo