Tìm kiếm: XK

Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu vào tốp 5 cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tất nhiên, đằng sau thành quả trên là cả một quá trình thay đổi từ xây dựng vùng nguyên liệu, phương thức sản xuất tới chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến.
Thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian "đóng băng" vì đại dịch COVID-19. Song ngành cá tra cần phải thận trọng khởi động lại thị trường này, cũng như tính tới cách thức phát triển bền vững cho mình.
Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ cho đến nay vẫn rất xán lạn. Tuy nhiên, hành trình phía trước cho việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường chủ lực này vẫn còn đó những cơ hội đan xen thách thức, nhất là những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Mỹ.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp EU và Việt Nam đều quan tâm là “cửa” hải quan, nhất là việc rút ngắn thời gian thông quan và tạo thuận lợi thương mại từ các luồng hàng thông quan.
Với những thị trường xa như châu Phi và Nam Mỹ, để “kéo gần” thì trong xuất khẩu rất cần đa dạng các hình thức xúc tiến thương mại và áp dụng các công cụ trực tuyến nhằm duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng chủ lực.
Việc thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, hình thành các trung tâm chế biến sâu, liên kết chuỗi từ sản xuất, thu mua đến chế biến tinh là rất cần thiết để nông sản vùng Tây Nguyên “cất cánh”, có giá trị gia tăng cao gấp nhiều lần so với xuất thô hoặc có hàm lượng chế biến thấp như hiện tại.

End of content

Không có tin nào tiếp theo