Tìm kiếm: Xuất-khẩu-dệt-may
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), dệt may và phân phối nội địa là 2 ngành gây bất ngờ nhất khi vẫn vững chắc và trỗi dậy. Và nếu giữ vững tăng trưởng xuất khẩu 12-15% như hiện nay, dệt may sẽ về đích sớm trong năm 2013 so với mục tiêu chiến lược đặt ra cho ngành ở năm 2015.
Theo dự báo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), năm 2013, các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may vẫn là Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc; trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với hàng dệt may Việt Nam và nhiều năm tới.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam đưa ra thông tin này tại buổi họp báo về kết quả sản xuất kinh doanh 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.
Năm 2012, xuất khẩu ngành dệt may đạt gần 17 tỉ USD, dự báo từ nay đến 2015, xuất khẩu dệt may vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 và là ngành kinh tế xuất khẩu trọng điểm. Vậy ngành dệt may sẽ phải có chiến lược như thế nào để đảm bảo được vai trò “anh cả” xuất khẩu trong những năm tới.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục dẫn đầu, đạt 1,3 tỷ USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 11 tháng đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Tham gia vòng đàm phán của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu dệt may sang Mỹ của Việt Nam vào năm 2020 dự tính đạt 22 tỷ USD, thu hút nhiều FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm.
Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xơ, sợi, dệt có tên tuổi trên thế giới dồn dập đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào dệt nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may.
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đang đứng trước bài toán tìm nguồn vốn lớn để nộp thuế trước cho lô hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu, nếu đề xuất bỏ ân hạn thuế 275 ngày được thông qua.
Trái với tình hình thu hẹp sản xuất ở một số ngành, hiện có nhiều doanh nghiệp dệt may có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng.
Nếu đề xuất bỏ ân hạn thuế 275 ngày được thông qua, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải lo chạy hàng tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để nộp ngay. Dù doanh nghiệp phản đối nhưng Tổng cục Hải quan vẫn bảo lưu quan điểm buộc doanh nghiệp phải nộp thuế ngay.
Doanh nghiệp thuộc hai ngành xuất khẩu lớn là dệt may và da giày đang ngóng chờ cơ hội thâm nhập sâu hơn thị trường Mỹ, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các bên tham gia đàm phán ký kết.
Năm 2011, năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Họ đã phải nỗ lực gấp nhiều lần để chèo chống trong giai đoạn khó khăn
End of content
Không có tin nào tiếp theo