Tìm kiếm: bán-giống
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi), đang làm việc tại Văn phòng Huyện ủy Minh Long (Quảng Ngãi) vốn học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng lại rất yêu thiên nhiên và các loài động vật, nên Tuấn đã đầu tư trang trại nuôi chồn trong vườn nhà.
Xác định phải xây dựng thương hiệu và tìm mọi cách để mở rộng thị trường ra nhiều nơi nên chàng trai trẻ Tống Duy Dân (xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã sử dụng lợi thế về internet để thông qua mạng xã hội facebook, website… kinh doanh một mặt hàng mà ít ai nghĩ đến, đó là lan rừng.
Trên vùng đất trũng “chiêm khê, mùa úng” xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), anh Lê Hồng Dũng, 42 tuổi ở xóm Tây đã thành công với nghề nuôi ba ba gai. Nhờ nuôi loài ba ba “khổng lồ” này, gia đình anh Dũng có thêm thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Từ mô hình nuôi loài chim trĩ quý hiếm, đến nay bà Vũ Thị Lành (đội 7, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã gây dựng thành công trang trại nuôi chim trĩ sinh sản và chuyên bán chim trĩ giống với doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ có đến 7 chị em, Vũ Ngọc Tuấn từ một chàng trai với hai bàn tay trắng đã trở thành một chủ trang trại nuôi gà Đông Tảo có tiếng và lớn nhất miền Nam hiện nay. Ít ai biết, anh Tuấn gây dựng trại gà đặc sản Đông Tảo thuần chủng từ...200.000 đồng.
Sau nhiều lần lai tạo, phối giống từ các giống lợn siêu nạc, lợn rừng và giống lợn bản địa của người Mường, bà Nguyễn Thị Tâm đã cho ra dòng lợn 3 máu siêu khỏe. Giống lợn mới này cho thịt thơm ngon, dễ bán và rất dễ nuôi.
(DNVN) – Trong khi dư luận cả nước đang xôn xao khi hay tin “thủ phủ” cà chua thân gỗ (Magic-S) Lâm Đồng “thất thủ”, quả chín đầy cây không ai mua. Thế nhưng, cũng tại vùng đất cao nguyên Lâm Viên này, lại có một nơi người dân không có đủ Magic-S để bán.
Nhờ tận dụng và nắm bắt các lợi thế về khí hậu, địa lý,... của vùng rừng núi, anh Hoàng Văn Cương (SN 1982) thôn Quảng Trung I, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã nuôi ong mật phát triển kinh tế, mỗi năm lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.
Dù là trong mùa thu hoạch nhưng cà chua Magic S hay còn gọi là cà chua thân gỗ đang lâm vào tình trạng ế ấm.
Đầu năm 2017, dư luận xôn xao với quả Magic S (còn gọi là cà chua thân gỗ) được giới thiệu lên tới 1 triệu đồng/kg.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm” anh Trần Như Kiên – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, ( huyện Yên Châu, Sơn La) chưa bao giờ lãi lớn như vừa rồi. Chỉ trong 4 tháng, anh Kiên xuất chuồng hơn 1.000 con lợn, ung dung “đút túi” hơn 2 tỷ đồng.
Dù đã qua thời kỳ “bão sưa” nhưng nhờ cây sưa đỏ mà thôn Làng Chanh (xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã thay da đổi thịt.
Nắm được tâm lý của người nuôi tôm, hàng chục năm qua, người dân xứ biển Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã phát triển trồng cây thuốc cá cung cấp trên thị trường, đem lại đời sống ấm no, sung túc.
Mới đây, về xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh (Tuyên Quang) chúng tôi nghe, thấy chuyện lạ-một số hộ mang cỏ dại vào trồng ở vườn cam. Đây là loài cỏ dại do một dự án khoa học vận động bà con trồng cỏ để không “tranh ăn” đất màu của cây cam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo