Tìm kiếm: bất-động-sản-Việt-nam

DNVN - Khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát Covid-19 ở Trung Quốc, nhiều công ty lớn trên thế giới đã phải tính kế để vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất. Do đó, Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong kế hoạch "tránh phụ thuộc vào một quốc gia" của các doanh nghiệp trong lương lai.
Sau đại dịch Covid-19, sẽ có một số xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản trong tương lai, trong đó có xu hướng làm việc theo công nghệ số. Đặc biệt, sẽ có làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Nhiều khách hàng đang "dò đáy” giá bất động sản khi thời gian gần đây do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn cung và lượng giao dịch sụt giảm. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thời điểm hiện nay khó có thể nói đâu là đáy, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế lần này nguyên nhân không vì vỡ "bong bóng" bất động sản.
Mặc dù bất động sản nhà ở là kế hoạch dài hạn, nhu cầu thường xuyên của khách hàng, nhưng vẫn chịu chung số phận “đìu hiu” bởi dịch Covid-19, khi từ đầu năm 2020 đến nay chưa có một dự án nào mở bán và các sàn cũng trong tình cảnh “chùa bà Đanh”. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định sau đại dịch sẽ là cơ hội tốt cho khách hàng có nhu cầu ở thực.
Đại dịch Covid-19 có quy mô và có tác động lớn hơn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thị trường du lịch dự kiến sẽ có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch và điều này sẽ kéo theo lượng khách lưu trú tại các khác sạn, khu nghỉ dưỡng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo