Tìm kiếm: bộ-KHĐT
DNVN - Ngày 19/3, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân đã ký Văn bản số 1840/VPCP-KTTH gửi Bộ KH-ĐT và UBND TP Đà Nẵng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với đề xuất xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế năm 2021, nên đang được tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm.
DNVN - Trên cơ sở ý kiến đóng góp của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 9/3/2021, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đã có văn bản số 1249/BKHĐT-KTĐPLT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
DNVN - Với số lượng bình quân gần 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới hàng năm (giai đoạn 2016-2020) thì số lượng các ý tưởng khởi nghiệp trong 3 năm qua của tỉnh Lâm Đồng là khá cao so với các địa phương trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu, quý III giải ngân 80% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 và đến quý IV giải ngân 90% kế hoạch năm 2021 được giao.
Dịch COVID-19 đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sụt giảm do nhiều nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế chia sẻ: Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng...
DNVN - Mặc dù Luật Hỗ trợ DNNVV đã quy định tương đối toàn diện các chính sách hỗ trợ DNNVV từ hỗ trợ cơ bản tới hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các hộ kinh doanh có động lực chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Theo báo cáo của tổ chức uy tín HolonIQ, Việt Nam nằm trong 5 nước có những thương vụ đầu tư lớn nhất thế giới vào đào tạo trực tuyến năm 2018, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và ngang hàng với Pháp. Thương vụ được vinh dự nhắc đến là khoản đầu tư 50 triệu USD vào Topica Edtech Group.
DNVN- Sau vụ cướp 2,22 tỷ đồng ở Trạm thu phí Long Thành- Dầu Giây, bao chuyện bê bối ở VEC lộ dần. Từ những nghi ngờ thu phí không minh bạch, Tổng cục Đường bộ đã thanh tra đột xuất, rồi việc ban hành quyết định số 13 từ chối phục vụ có thời hạn và không có thời hạn trái luật và vi hiến. Và giờ, lãnh đạo VEC lại quay ra tố nhau trên truyền thông.
Các vấn đề nổi cộm tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì là: cần có khung pháp lý để tạo thuận lợi cho khởi nghiệp; cơ chế vốn và đầu tư riêng cho khởi nghiệp; thủ tục hành chính thông thoáng; cần có sàn chứng khoán cho khởi nghiệp...
Về nhân sự của Ủy ban vốn được dư luận rất quan tâm, cho đến thời điểm hiện tại đã cơ bản kiện toàn, trong đó lãnh đạo Ủy ban thời gian đầu gồm một Chủ tịch do ông Nguyễn Hoàng Anh và một Phó Chủ tịch do bà Nguyễn Thị Phú Hà đảm nhiệm.
Ngày 12/4, làm việc về công tác chuẩn bị xây dựng sân bay Long Thành Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành và tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ dự án để khởi công vào cuối năm 2019.
Dự án Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã có 67 năm nghiên cứu, bao gồm các đơn vị chuyên ngành quốc tế và Việt Nam, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học đầu ngành về mỏ, địa chất, thủy văn, môi trường và kinh tế. Hiện nay thủ tục pháp lý Dự án đã hoàn thiện. Cụ thể, TKKT của Dự án đã được thẩm định bởi Công ty TNHH CBM - CHLB Đức và Hội đồng thẩm định Bộ Công thương. Bộ Công thương đã thông qua TKKT Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh (điều chỉnh) tại văn bản số 2801/BCT-CNNg ngày 31/3/2016. HĐQT của TIC đã phê duyệt TKKT và dự toán XDCT của Dự án tại Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ngày 29/4/2016. Tuy nhiên, hiện Dự án vẫn chưa triển khai vì UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư băn khoăn về thảm họa môi trường, đầu ra tiêu thụ quặng sắt, công nghệ khai thác vẫn còn truyền thống, lạc hậu, nguy cơ sạt lở tầng khai thác và bờ mỏ cao, đặc biệt trong khu vực từng xảy ra động đất 6 độ richte…
Hiện cả nước có 24.941 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 320,3 tỉ USD. Trong đó, Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đầu tư là 355,6 triệu USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư.
"Những dự án BOT không công khai, minh bạch, "tù mù", khiến người dân, doanh nghiệp phải chịu đựng những chi phí không hợp lý”, Thứ trưởng Bộ KHĐT nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo