Tìm kiếm: ban-soạn-thảo

DNVN - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các kiến nghị của 12 Hiệp hội ngành hàng liên quan đến nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
DNVN - 13 Hiệp hội doanh nghiệp đề nghị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổ chức thêm một cuộc họp giữa Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Dự thảo) và các Hiệp hội để hoàn thiện tốt nhất Dự thảo như chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong cuộc họp hôm 18/10.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, luôn là một trong những chỉ tiêu “nóng”. Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, đặc biệt là thông tin về GDP và GRDP luôn thường xuyên, liên tục và ở mức độ cao nhất.
DNVN - Áp dụng hợp đồng điện tử trong ngành bán hàng đa cấp là phù hợp với chiến lược phát triển của Chính phủ điện tử, góp phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa công nhận loại hợp đồng này.
DNVN - Bộ Tài nguyên & Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Theo nhiều doanh nghiệp (DN) và hiệp hội DN, nội dung dự thảo còn nhiều quy định và khái niệm mới gây khó khăn cho DN. Cũng có ý kiến cho rằng, dự thảo chỉ nặng về kiểm kê và kiểm soát.
DNVN - Dự thảo Nghị định kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu được xây dựng theo nguyên tắc ưng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin; công khai minh bạch thông tin, kết nối chia sẻ thông tin; áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra theo mặt hàng để giảm tỉ lệ kiểm tra.
DNVN - Góp ý cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế, nhiều ý kiến tập trung vào Chương IX của dự thảo, đó là Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
DNVN - Áp dụng quy định của Dự thảo một cách máy móc sẽ là vô lý đối với các trường hợp ngoài tầm kiểm soát của sàn và vô hình chung đẩy các sàn vào thế khó khi mà vấn đề hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm pháp luật vẫn là vấn đề chưa thể xử lý dứt điểm trong phạm vi toàn xã hội.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 về thương mại điện tử đang bị đánh giá là tạo thêm nhiều thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp. Trong khi Bộ Công Thương cho rằng, mục đích là để cân bằng lợi ích của các bên tham gia, minh bạch thông tin hàng hóa.

End of content

Không có tin nào tiếp theo