Tìm kiếm: bé-nhỏ

Muốn biết tận cùng những khó khăn trong đời sống của đồng bào miền núi, muốn hiểu những vất vả, gian nan của cán bộ vùng cao thì phải đi họp bản. Không giống như họp làng dưới xuôi, họp bản ở vùng cao diễn ra vào ban đêm, khi bóng tối đã trùm lên, che khuất núi rừng và những ngôi nhà lợp gỗ, chỉ còn lác đác đôi ba ánh điện lập lòe yếu ớt như đom đóm. Tôi đã dự một cuộc họp bản như thế tại bản Páo Sơ Dào - bản nghèo đói nhất của xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái.
Trên dải đất hình chữ S mình, có một bản nhỏ náu mình nơi hiểm địa sơn cùng thủy tận, chỉ vài chục nóc nhà nhưng gần 40 năm qua, kể từ mùa đông 1977, cờ tổ quốc không ngừng tung bay trên trời mây nơi đây. Dù nắng lửa hay tuyết phủ, dù trận mạc hay hòa bình. Mùa đông năm 1977 tôi vừa có mặt trên đời, còn bản nhỏ ấy có tên là Lô Lô Chải, người xưa hay gọi bằng Trại Lô Lô.
Là một trong không nhiều “Sao Đỏ” đầu tiên của Việt Nam giữ được phong độ từ năm 1999 đến nay, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền chia sẻ rằng, doanh nhân phải vận động liên tục như dòng chảy mạnh mẽ, cả ý chí và tầm nhìn. Dòng nước dừng lại sẽ thành ao tù và vẩn đục!
Hồ Gươm đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cần điều chỉnh cho phù hợp với không gian. Rõ nhất là sự chuyển đổi phương thức giao thông từ xe đạp lên xe máy, và bây giờ thì tràn ngập ô tô. Các kiến trúc sư ví Hồ Gươm như một bùng binh giao thông lớn của những trục đường quan trọng. Nhiều công trình xung quanh hồ bị tách khỏi cảnh quan và không gian công cộng bởi giao thông.
Nhìn cảnh bà lang lấy gai bòng khêu vào mắt cháu bé chừng 10 tuổi, sau đó dùng bông lau đầu gai, rồi lại khêu khêu vào mắt cháu bé, chúng tôi không khỏi rùng mình. Bà lang này khẳng định, làm như vậy độ cận sẽ giảm rồi khỏi hẳn. Số lần khêu bao nhiêu là tùy người, có người 3 lần, 5 lần, 7 lần..., nhưng bà đã khêu là nhất định sẽ khỏi (!?)

End of content

Không có tin nào tiếp theo