Tìm kiếm: bị-áp-thuế

Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
DNVN - Kết quả sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) về việc Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Hoa Kỳ là thông tin hết sức tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lốp xe của nước ta. Việc doanh nghiệp tiếp tục hợp tác chặt chẽ với DOC trong giai đoạn tiếp theo là điều kiện để giữ được kết quả này trong kết luận cuối cùng.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389, trong quý III/2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 63.110 vụ việc vi phạm, thu nộp Nhà nước 4.386,9 tỷ đồng; khởi tố 369 vụ (tăng 14% so với cùng kỳ). Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang làm "đau đầu" các nhà sản xuất.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo